5 Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần dễ tiếp thu, nhớ lâu cấp tốc
Cách đánh vần là một trong những bài học đầu tiên của trẻ nhằm tạo nền tảng vững chắc cho hành trình đọc hiểu sau này của trẻ. Vì vậy, nhiều cha mẹ lựa chọn dạy con học đánh vần trước khi con bắt đầu đi học. Vậy dạy trẻ lớp 1 đánh vần sao cho hiệu quả? Các vị phụ huynh hãy tham khảo các phương pháp giảng dạy dưới đây mà UK Academy đã tìm hiểu được nhé.
Khi nào nên bắt đầu dạy trẻ lớp 1 đánh vần?
Để hành trình dạy trẻ lớp 1 đánh vần được diễn ra thuận lợi và hiệu quả, trước hết, các vị phụ huynh cần xác định mức độ sẵn sàng của trẻ. Thang đo này sẽ giúp cha mẹ đánh giá mức độ phát triển về nhận thức của con để có thể tiến hành dạy đánh vần cho phù hợp. Thông thường, trẻ từ 4-6 tuổi đã đủ độ phát triển để có thể tiếp nhận những bài học về các đánh vần. Một số trẻ thông minh, có khả năng nhận thức tốt, thời gian thậm chí có thể sớm hơn từ 1-2 năm.
Sau đây là những dấu hiệu nhận biết cơ bản cho thấy trẻ đã sẵn sàng học cách đánh vần:
- Trẻ có sự hứng thú với sách và truyện: Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ có sự hứng thú với việc học ngôn ngữ cũng như việc đọc viết. Đây chính là nền tảng quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Nếu học đánh vần ở giai đoạn này, trẻ sẽ có đầy đủ khả năng để tự đọc sách truyện, nhờ đó, nuôi dưỡng sự hứng thú với việc đọc của bé.
- Khả năng nhận biết mặt chữ: Trẻ có thể nhận biết và phát âm rõ ràng từng chữ trong bảng chữ cái.
- Có thể phân biệt sự khác nhau trong phát âm: Trẻ có thể phát âm tròn vành, rõ ràng từng âm khác nhau trong một từ.
- Liên kết mặt chữ với âm thanh tương ứng: Bé có thể đoán được mặt chữ khi nghe âm thanh tương ứng và ngược lại.

>> Tham khảo:
- 8 loại năng khiếu thiên phú giúp trẻ phát triển toàn diện
- 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non phụ huynh nên biết
Các bước dạy trẻ lớp 1 đánh vần từ dễ đến khó
Khi dạy trẻ đánh vần, cha mẹ cần tiến hành theo từng bước từ dễ đến khó. Nhờ đó, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và phát triển khả năng đánh vần hiệu quả hơn. Các bước tiêu chuẩn khi dạy trẻ lớp 1 đánh vần bao gồm:
Bước 1: Làm quen với bảng chữ cái và các âm cơ bản
Trước khi bắt đầu học đánh vần, trẻ cần có kiến thức nền tảng về ngữ âm vững vàng. Do đó, bài học đầu tiên cha mẹ cần dạy cho trẻ là bảng chữ cái tiếng Việt và các âm cơ bản. Trẻ cần phải phân biết được nguyên âm, phụ âm, dấu thanh và ghép những âm tiết cơ bản này lại với nhau trước khi đến với bước tiếp theo trên hành trình học đánh vần.
Bước một có thể được chia thành từng bước nhỏ như sau:
- Cha mẹ bắt đầu dạy trẻ đánh vần thông qua bảng chữ cái và những hình ảnh minh họa sống động để tăng hứng thú cho bé.
- Sau khi trẻ đã quen dần với bảng chữ cái, cha mẹ có thể bắt đầu chỉ ra sự khác biệt giữa nguyên âm và phụ âm, đồng thời, dạy cho trẻ những dấu thanh của tiếng Việt.
- Trẻ sẽ bắt đầu học ghép các chữ cái để tạo thành vần khi bé đã phát âm chính xác các âm trong bảng chữ cái và các dấu thanh.
>> Tham khảo:
- Bảng chữ cái tiếng Anh phiên âm và cách phát âm (có audio) chuẩn nhất
- Phương pháp giảng dạy vừa học vừa chơi giúp trẻ học tập hiệu quả
Bước 2: Luyện tập đánh vần các từ đơn giản
Khi trẻ đã có thể phát âm các âm tiết cơ bản, ba mẹ có thể tập cho trẻ cách đánh vần những từ đơn giản và quen thuộc. Ngoài ra, trong giai đoạn này, phụ huynh cần phải thường xuyên luyện tập đánh vần với trẻ để bé có thể rèn luyện và nhuần nhuyễn kỹ năng nhanh hơn.
Các từ đơn giản, quen thuộc thường được cha mẹ lựa chọn khi tập đánh vần cho trẻ:
- Ba: bờ – a – ba/ ba
- Mẹ: mờ – e – me – nặng – mẹ/ mẹ
- Con: o – nờ – on – cờ – on – con/ con

Bước 3: Đánh vần các từ ghép và từ láy
Khi trẻ đã quen dần với các từ đơn giản, phụ huynh có thể tập cho trẻ đánh vần các từ láy và từ ghép. Từ ghép là những từ được ghép lại bởi 2 từ đơn trở lên và những từ này khi tách ra đều mang một nét nghĩa riêng. Còn từ láy là những từ được ghép bởi 2 từ đơn trở lên, thường giống nhau ở âm đầu, vần hoặc cả hai.
Ví dụ
- Hoa lá: o – a – oa – hờ – oa – hoa, a – lờ – a – la – sắc – lá/ hoa lá
- Ào ào: a – o – ao – huyền – ào, a – o – ao – huyền – ào/ ào ào
Bước 4: Đánh vần các câu đơn và câu ghép
Ở bước cuối cùng trong quá trình dạy trẻ đánh vần, cha mẹ sẽ hướng cho bé cách đọc các câu đơn và câu ghép. Đây là bước đệm cuối cùng giúp trẻ có thể tự đọc sách, truyện mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ. Để bé có thể thành thạo cách đọc câu đơn và câu ghép, cha mẹ nên cho trẻ đánh vần từ từ từng chữ trong câu, trước khi đọc cả câu.
Câu đơn là câu chỉ có một mệnh đề, trong khi đó, câu ghép là câu có nhiều mệnh đề được nối lại với nhau bằng các liên từ.
Ví dụ:
- Câu đơn: Con đi học.
- Câu ghép: Con đi học còn mẹ đi làm.

Hướng dẫn đánh vần với từ 1 tiếng
Cấu trúc cơ bản của từ một tiếng là âm đầu – vần – thanh. Tuy nhiên, khi học đánh vần, sẽ có những từ một tiếng chỉ có hai yếu tố là vần và thanh.
Ví dụ:
- Tan (tiếng đầy đủ): t – an – tan/ tan
- Án (tiếng đầy đủ): a – n – an/ an
Hướng dẫn đánh vần với từ 2 tiếng
Khi bé đã thành thạo khả năng đánh vần từ 1 tiếng, cha mẹ tiến hành cho trẻ ghép hai tiếng lại với nhau để tạo thành từ có nghĩa. Ban đầu, bé sẽ gặp một chút khó khăn khi đọc ghép chữ, nhưng thông qua quá trình luyện tập trẻ sẽ đọc trơn tru hơn.
Ví dụ:
- Mặt trời: ăt – mờ – ăt – măt – nặng – mặt, ơ – i – ơi – tr – ơi – trơi – huyền – trời/ mặt trời
- Em bé: e – mờ – em, bờ – e – be – sắc – bé/ em bé

5 điều cần lưu ý khi dạy bé đánh vần
Dạy bé đánh vần chưa bao giờ là một công việc dễ dàng, do đó, cha mẹ cần lưu ý những điều sau để quá trình dạy và học đánh vần được diễn ra thuận lợi, dễ dàng và hiệu quả:
Hiểu rõ đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt
Tiếng Việt có cấu tạo khá phức tạp và chặt chẽ với tổ hợp các yếu tố được liên kết theo từng mức độ khác nhau:
- Phụ âm đầu sẽ đi liền với vần và thanh.
- Trong phần vần, các chữ sẽ kết hợp với nhau một cách chặt chẽ và tạo ra một âm thanh mới.
Trong quá trình học các tiếng và các chữ, phần vần đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, ba mẹ phải hiểu được quy tắc lập vần cũng như cách ghép âm đầu với vần và thanh để tạo thành tiếng.
Điều chỉnh thời gian học phù hợp với trẻ
Ở giai đoạn khoảng 6 – 7 tuổi, trẻ thường có khả năng tập trung rất thấp, chỉ rơi vào khoảng 10 – 15 phút. Do đó, ba mẹ cần lập thời khóa biểu cho con một cách phù hợp, chia nhỏ thời gian học đánh vần của con. Khoảng thời gian này có thể dao động từ 10 – 20 phút và điều chỉnh từ từ tuỳ theo biểu hiện của trẻ. Đặc biệt, phụ huynh không nên kéo dài thời gian dạy trẻ đánh vần và không ép bé quá mức vì con sẽ dễ mất tập trung và cảm thấy chán ghét việc học.
Kết hợp nhiều phương pháp học đánh vần sáng tạo
Cách hiệu quả nhất để dạy đánh vần cho trẻ ở độ tuổi này là kích thích trí tò mò và sở thích khám phá của trẻ. Phụ huynh nên kết hợp nhiều phương pháp dạy khác nhau và liên tục đổi mới để tạo sự hứng thú, giúp trẻ cảm thấy yêu thích việc học. Một số phương pháp dạy đánh vần mới mà cha mẹ có thể áp dụng:
- Thông qua các trò chơi: đoán chữ, điền chữ, ghép các chữ,…
- Các app hoặc video dạy đánh vần thú vị, đầy màu sắc.
- Sử dụng các thẻ flashcard để dạy đánh vần, đồng thời, kích thích khả năng ghi nhớ của bé.

>> Tìm hiểu thêm:
- Phương pháp giáo dục Montessori là gì? Đặc trưng, ưu điểm chi tiết
- 10 phương pháp dạy học tích cực thành công, hiệu quả nhất hiện nay
Ứng dụng công nghệ vào quá trình dạy bé
Với sự phát triển của công nghệ, việc dạy bé đánh vần hiện nay cũng trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Các vị phụ huynh có thể lựa chọn các website, ứng dụng hay video dạy đánh vần đầy màu sắc và thú vị. Đây là những công cụ được nghiên cứu và thiết kế dựa trên khả năng tiếp thu và sở thích của trẻ. Nhờ đó, bé có thể dễ dàng tiếp thu và rèn luyện khả năng đánh vần nhanh và hiệu quả hơn.
>> Tham khảo: Top 10 lợi ích việc học Online bạn nên biết hiện nay
Duy trì ôn tập thường xuyên để bé ghi nhớ lâu
Tuy trẻ ở độ tuổi này thường có khả năng tiếp thu và ghi nhớ rất nhanh, nhưng trẻ sẽ rất nhanh quên do khả năng tập trung không cao. Vì vậy, việc ôn tập thường xuyên trước khi dạy bé kiến thức mới để trẻ có thể ghi nhớ lâu bài học và khắc sâu kiến thức, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình học tập về sau.
Khuyến khích, khen ngợi con
Để quá trình dạy trẻ đánh vần đạt được hiệu quả như mong đợi, ba mẹ cần phải có sự kiên trì và nhẫn nại. Trẻ cần phải có tâm lý thoải mái, vui vẻ và niềm yêu thích với việc học đánh vần. Nếu ba mẹ liên tục la mắng, doạ nạt mỗi khi con không nhớ bài sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, buồn bã và chán ghét việc học.
Phương pháp tốt nhất là ba mẹ nên động viên mỗi khi trẻ quên bài và khen ngợi con bằng những món quà nhỏ lúc bé nhớ bài tốt. Điều này giúp bé có động lực để tăng cường rèn luyện khả năng đánh vần và học đọc năng suất hơn mỗi ngày.

Lợi ích của việc dạy bé đánh vần sớm tại nhà
Dạy trẻ đánh vần sớm tại nhà mang lại những lợi ích vượt trội mà không phải bậc phụ huynh nào cũng biết và tận dụng triệt để:
Nâng cao kỹ năng đọc và viết hiệu quả
Đánh vần là bước đệm cho hành trình học đọc và viết của trẻ, do đó, kết quả của quá trình học đánh vần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đọc viết sau này của bé. Trẻ đánh vần được càng nhiều từ, khả năng đọc và viết sẽ càng tốt hơn, đồng thời, vốn từ vựng của bé cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Giúp trẻ tự tin hơn khi bước vào lớp 1
Khi bước chân vào một môi trường mới, trẻ thường bị choáng ngợp với lượng kiến thức khổng lồ và mới lạ. Điều này thường khiến trẻ dễ nản lòng và có những cảm nhận tiêu cực với việc học. Việc dạy trẻ đánh vần từ sớm sẽ giúp con bắt kịp tốt hơn với chương trình lớp 1 và nuôi dưỡng sự tự tin của bé.
Ba mẹ dễ dàng nhận biết sớm những khó khăn học tập của con
Dạy trẻ đánh vần sẽ giúp ba mẹ đánh giá chính xác khả năng tiếp thu của con, đồng thời, phát hiện những khó khăn mà trẻ có thể gặp phải trong quá trình học tập, ví dụ như chứng khó đọc. Từ đó, đưa ra những biện pháp can thiệp từ sớm, giúp trẻ vượt qua khó khăn và phát triển phương pháp học phù hợp, hiệu quả.

Những sai lầm thường gặp khi dạy trẻ đánh vần quá sớm
Một số vị phụ huynh vì lo sợ con em thua kém bạn bè đồng trang lứa nên nhồi nhét quá nhiều kiến thức cho trẻ trong khi con chưa thực sự sẵn sàng. Điều này không chỉ không mang lại lợi ích mà ngược lại, khiến trẻ có những cảm nhận không tốt về việc học. Sau đây là những sai lầm phổ biến nhất mà nhiều ba mẹ mắc phải khi dạy trẻ đánh vần:
- Gây căng thẳng, áp lực cho trẻ: Mặc kệ việc trẻ chưa sẵn sàng hoặc không hứng thú, một số bậc cha mẹ vẫn ép buộc trẻ học, thậm chí la mắng, dùng đòn roi với trẻ. Tuy nhiên, đây là phương pháp cực kì sai lầm, khiến trẻ bị căng thẳng và chán ghét việc học. Phương pháp đúng đắn nhất để giáo dục sớm cho trẻ ở độ tuổi này là kết hợp giữa học tập và vui chơi, khám phá để kích thích tư duy và trí tò mò của trẻ.
- Hạn chế khả năng sáng tạo và tư duy của bé: Ở giai đoạn 6 – 7 tuổi, trẻ có khả năng sáng tạo, tư duy hình ảnh, ngôn ngữ và khả năng ghi nhớ vô cùng tốt. Tuy nhiên, nếu ép trẻ học đánh vần quá sớm và nặng nề, điều này có thể vô tình giới hạn sự phát triển tự nhiên của những năng lực quan trọng ấy, khiến trẻ mất đi sự hứng thú học tập và khả năng tư duy linh hoạt.
- Khiến trẻ cảm thấy chán nản và giảm khả năng tập trung: Trẻ ở độ tuổi này có thời gian chú ý rất ngắn, do đó, việc ép trẻ học đánh vần liên tục trong thời gian dài sẽ khiến bé cảm thấy chán nản và mất tập trung.
- Tạo ra những cảm xúc tiêu cực về việc học: Việc học đánh vần ở giai đoạn đầu thường đi kèm với không ít khó khăn, khiến trẻ dễ rơi vào cảm giác chật vật, căng thẳng. Nếu không được hướng dẫn đúng cách, những trải nghiệm ban đầu này có thể khiến trẻ cảm thấy chán nản, mất tự tin và dần hình thành thái độ tiêu cực với việc học, ảnh hưởng lâu dài đến tinh thần học tập sau này.
>> Có thể bố mẹ quan tâm:
- 15 Kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết, ba mẹ nên biết
- Giáo dục giới tính cho trẻ cần lưu ý gì? Cách thực hiện hiệu quả
Môi trường giáo dục tại UK Academy được thiết kế để nuôi dưỡng niềm đam mê học tập tự nhiên của trẻ, đặc biệt trong những giai đoạn nền tảng như học đánh vần. Với đội ngũ giáo viên tâm huyết và không gian học tập thân thiện, UKA giúp trẻ học đánh vần một cách nhẹ nhàng, không áp lực, kích thích trí tò mò và khả năng ghi nhớ tự nhiên. Tại đây, mỗi bé đều được tôn trọng sự khác biệt và được cá nhân hóa phương pháp học, từ đó phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện, tự tin bước vào lớp 1 với tâm thế vững vàng.
Việc dạy trẻ học đánh vần không chỉ tạo nền tảng để hình thành khả năng đọc hiểu cho trẻ mà còn tạo cơ hội để cha mẹ và con cái tương tác, thấu hiểu lẫn nhau. Qua bài viết này, UKA mong rằng các vị phụ huynh đã có cho mình những phương pháp dạy trẻ lớp 1 đánh vần phù hợp và hiệu quả nhất.