Trí thông minh cảm xúc (EQ) là gì? Làm thế nào để rèn luyện trí tuệ cảm xúc?
Bên cạnh chỉ số thông minh (IQ – Intelligence Quotient), trí thông minh cảm xúc (EQ – Emotional Quotient) cũng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một người. Trí tuệ cảm xúc quản lý cảm xúc của bản thân theo những cách tích cực để giảm bớt căng thẳng, giao tiếp hiệu quả và đồng cảm với người khác… Tuy nhiên, thực tế nhiều người vẫn chưa hiểu trí thông minh cảm xúc là gì và làm sao để đo lường chỉ số này? Hãy cùng UK Academy tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
>> Có thể tham khảo thêm:
- Lòng trắc ẩn là gì? Cách nuôi dưỡng lòng trắc ẩn cho tầm hồn trẻ
- Trường học hạnh phúc là gì? Tiêu chí xây dựng và đánh giá trường học hạnh phúc
- Giáo dục toàn diện là gì? Những yếu tố giáo dục toàn diện cho trẻ
Trí thông minh cảm xúc là gì?
Trí thông minh cảm xúc hay còn gọi là chỉ số EQ, là khả năng nhận thức, kiểm soát cũng như khả năng đánh giá và quản lý cảm xúc của một người. Theo như các nhà nghiên cứu, những người sở hữu chỉ số EQ cao thường có khuynh hướng rất thân thiện, giàu lòng nhân ái và dễ đồng cảm với người khác.

Đặc điểm và vai trò của trí thông minh cảm xúc
Một số đặc điểm nổi bật của trí thông minh cảm xúc có thể kể đến như:
- Khả năng xác định và nhận thức cảm xúc của những người xung quanh.
- Nhìn nhận được ưu điểm và hạn chế của bản thân.
- Tự tin, khả năng chấp nhận và đón nhận sự thay đổi.
- Biết buông bỏ những sai lầm, luôn cải thiện bản thân mỗi ngày.
- Cảm thông, biết suy nghĩ và để tâm đến người khác
- Giao tiếp linh hoạt, khéo léo và biết cách khen ngợi, an ủi người khác.
- Tự chịu trách nhiệm về sai lầm của bản thân.
- Khả năng quản lý cảm xúc trong các tình huống cuộc sống.
Có thể thấy, trí thông minh cảm xúc giữ vai trò kiểm soát cảm xúc của bản thân theo chiều hướng tích cực để con người có thể giải tỏa căng thẳng, đạt hiệu quả trong giao tiếp và biết cách lắng, thấu hiểu người khác,… Nhờ đó, bạn có thể xây dựng các mối quan hệ chất lượng, nâng cao hiệu suất công việc và đạt được nhiều mục tiêu trong cuộc sống.
Cách để đo lường trí tuệ cảm xúc (EQ)
Thông thường, chỉ số EQ có thể được đo lường thông qua các bài kiểm tra tự báo cáo. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến vì chúng dễ quản lý và người thực hiện có thể cho điểm một cách chủ quan. Khi làm bài, bạn cần trả lời các câu hỏi theo 3 câu trả lời chính là “đồng ý”, “hoàn toàn đồng ý” và “không đồng ý”.
>> Tham khảo:
- Năng khiếu là gì? Các loại năng khiếu sở trường của trẻ em
- Tài năng là gì? Làm thế nào để xác định một người có tài năng?
- Tư duy sáng tạo là gì? 5 cách rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo
Ngoài ra, bài kiểm tra trí thông minh cảm xúc cũng có phần kiểm tra phản ứng của con người đối với các tình huống. Do đó, bên cạnh quá trình tự đánh giá, việc đánh giá bằng một bên thứ ba sẽ cho ra kết quả chính xác nhất. Một số bài kiểm tra chuyên môn được thực hiện bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần như:
- Bài kiểm tra trí tuệ cảm xúc Mayer-Salovey-Caruso (MSCEIT): Được xây dựng dựa trên việc đo lường 4 nhánh mô hình EI của Salovey và Mayer. Qua bài kiểm tra có thể đánh giá được khả năng nhận thức, phân tích và quản lý cảm xúc của người thực hiện.
- Bảng kiểm kê năng lực xã hội và cảm xúc (ESCI): Là bài kiểm tra yêu cầu người thân và bạn bè của người thực hiện đưa ra xếp hạng về chỉ số cảm xúc của họ một cách khách quan nhất. Thông qua bài kiểm tra này, người thực hiện sẽ được đánh giá về những kỹ năng xã hội để nhận biết khả năng lãnh đạo tiềm năng.

Cách để rèn luyện trí tuệ cảm xúc hiệu quả cho bé
Trong cuốn sách “EQ Applied: A real-world approach to emotional intelligence” của tác giả Justin Bariso đã đưa ra 6 phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc hiệu quả, đặc biệt là cho trẻ em.
- Nhận diện cảm xúc của bản thân: Đây là một trong những phương pháp có thể phát triển năng lực tự nhận thức rất hiệu quả. Hãy tập cho trẻ suy nghĩ lại những phản ứng của mình để tự ý thức các hành động đấy. Điều này giúp bé nhận diện, đánh giá và kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
- Hỏi hỏi những người xung quanh để có nhiều góc nhìn khác nhau: Hãy tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh để hiểu rõ hơn về cách bộc lộ cảm xúc của mình.
- Suy nghĩ trước khi hành động: Cố gắng rèn luyện để biến điều này trở thành thói quen, chúng sẽ giúp trẻ hạn chế được các hành động trong lúc đang nóng giận hoặc vội vã.
- Tìm hiểu nguyên nhân vấn đề: Chúng ta đều sẽ có nhiều cảm xúc khi đối diện với các hành vi, cử chỉ của người khác. Lúc này, bố mẹ cần dạy trẻ dừng lại và suy nghĩ về nguyên nhân đằng sau hành động ấy, từ đó giúp bé kiểm soát được bản thân hiệu quả hơn.
- Học hỏi từ những lời chỉ trích: Các phụ huynh hãy dạy trẻ cách lắng nghe để rút ra được nhiều bài học từ những lời chỉ trích của mọi người xung quanh.
Không ngừng luyện tập để nâng cao chỉ số EQ: Việc rèn luyện nâng cao chỉ số EQ là cả một quá trình gian nan, tuy nhiên nếu có trí thông minh cảm xúc thì trẻ sẽ nhận lại được nhiều hơn.

>> Xem thêm:
- Các phương pháp dạy học tích cực thành công nhất – Xu hướng của nền giáo dục hiện đại
- Giáo dục toàn diện là gì? Những yếu tố giáo dục toàn diện cho trẻ
- 12 phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học hiệu quả nhất hiện nay
Nhìn chung, trí tuệ cảm xúc là một kỹ năng thiết yếu, giúp mỗi người hiểu và kết nối tốt hơn với cảm xúc của bản thân cũng như của người khác, từ đó chuyển hóa suy nghĩ thành hành động và đưa ra những quyết định phù hợp. Nếu đã là người có chỉ số EQ cao, hãy cố gắng phát huy để cân bằng cuộc sống và có thêm nhiều thành công trong học tập và công việc.