Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu? Ba mẹ nên xử lý thế nào?

22-04-2025

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, hay còn gọi là “tuổi nổi loạn đầu đời”, của trẻ thường khiến nhiều phụ huynh “đau đầu”. Trẻ có thể bất chợt nổi giận, kiên quyết từ chối mọi lời đề nghị dù là nhỏ nhất, hoặc những lần ăn vạ không hồi kết. Nhưng đằng sau những hành vi tưởng chừng “khó hiểu” ấy là một phần trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non, nơi trẻ bắt đầu định hình cái tôi và học cách thể hiện cảm xúc. Thay vì lo lắng hay phản ứng tiêu cực, việc hiểu rõ bản chất của giai đoạn này sẽ giúp cha mẹ trở thành chỗ dựa an toàn, cùng con vượt qua những thử thách đầu đời bằng sự kiên nhẫn và yêu thương. Trong bài viết dưới đây, UK Academy sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, cũng như cách đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn đầy thử thách này.

Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?

Cụm từ “khủng hoảng tuổi lên 2” có lẽ không còn xa lạ với nhiều bậc cha mẹ, tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ bản chất của giai đoạn này. Khủng hoảng tuổi lên 2 – hay còn gọi là Terrible Twos – là một cột mốc phát triển tâm lý đặc biệt, thường bắt đầu khi trẻ bước vào năm thứ hai của cuộc đời.

Theo góc nhìn tâm lý học phát triển, đây là thời kỳ đánh dấu sự chuyển mình quan trọng trong nhận thức và hành vi của trẻ nhỏ. Trẻ muốn tự quyết định, muốn được làm mọi thứ theo cách của mình, nhưng lại chưa phát triển đủ kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như khả năng kiểm soát cảm xúc để thực hiện điều đó. Sự mâu thuẫn giữa mong muốn và khả năng dễ khiến trẻ cảm thấy thất vọng, bức bối, từ đó xuất hiện những hành vi “khó chịu” như ăn vạ, la hét, từ chối hợp tác… mà cha mẹ thường gặp.

Khủng hoảng tuổi lên 2 là giai đoạn thường gặp ở mọi đứa trẻ
Khủng hoảng tuổi lên 2 là giai đoạn thường gặp ở mọi đứa trẻ

Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?

Thời gian khủng hoảng tuổi lên 2 thường bắt đầu từ 18 tháng tuổi và có thể kéo dài đến khi trẻ lên 3, với đỉnh điểm rơi vào độ tuổi từ 24 đến 30 tháng. Tuy nhiên, mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau, nên giai đoạn này có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Một số trường hợp có thể kết thúc sau vài tháng, trong khi số khác kéo dài đến khi trẻ 4 tuổi. Khi khả năng biểu đạt được cải thiện nhờ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, các hành vi bộc phát cũng dần thuyên giảm. Tuy nhiên, yếu tố then chốt quyết định thời gian khủng hoảng chính là cách ứng xử và hướng dẫn của người lớn xung quanh.

Dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2 phổ biến

Dễ bùng nổ và cáu gắt

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của khủng hoảng tuổi lên 2 là trẻ rất dễ nổi cáu, ăn vạ hoặc thậm chí la hét ầm ĩ mỗi khi không được đáp ứng mong muốn. Những cơn giận dữ có thể xuất hiện bất chợt, kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn và khiến cha mẹ cảm thấy hoang mang, bất lực.

Lý do là vì ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu nhận thức và có nhu cầu rõ ràng về bản thân. Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ và diễn đạt của trẻ chưa phát triển đầy đủ, dẫn đến sự bức bối khi không thể truyền đạt điều mình muốn. Tuy nhiên, khi ngôn ngữ của trẻ dần cải thiện, khả năng kiểm soát cảm xúc cũng sẽ tiến triển theo.

Thích làm theo ý mình, không muốn nghe lời

Trẻ ở tuổi lên 2 thường muốn tự quyết định mọi thứ, từ việc chọn đồ chơi, cách mặc quần áo đến việc ăn gì hay chơi với ai. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng tư duy độc lập đang dần phát triển, tuy nhiên cũng dễ khiến cha mẹ rơi vào tình huống “bất lực” khi con luôn nói “không” với mọi lời đề nghị. Sự phản kháng này không hẳn là “bướng bỉnh”, mà là cách trẻ thử nghiệm ranh giới và tìm kiếm sự kiểm soát trong thế giới xung quanh. Thay vì áp đặt, cha mẹ nên khuyến khích sự độc lập của con trong khuôn khổ an toàn. Điều này giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng mà vẫn tuân thủ quy tắc.

Ở giai đoạn này bé thường có xu hướng không nghe lời ba mẹ và muốn làm theo ý mình
Ở giai đoạn này bé thường có xu hướng không nghe lời ba mẹ và muốn làm theo ý mình

>> Tìm hiểu thêm: 

Nói “KHÔNG” nhiều hơn với các yêu cầu của người lớn

Ở giai đoạn này, việc trẻ liên tục nói “không” gần như trở thành phản xạ tự nhiên trước hầu hết các đề nghị từ người lớn. Đây không phải là sự chống đối đơn thuần, mà là cách trẻ thử nghiệm ranh giới, đồng thời khám phá cảm giác làm chủ và quyền kiểm soát trong thế giới của riêng mình. Sự phản kháng này là một phần tất yếu trong hành trình phát triển tính độc lập. Thay vì cưỡng ép hay tranh cãi, phụ huynh nên lựa chọn cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn: giải thích lý do một cách đơn giản, dễ hiểu, hoặc đưa ra những lựa chọn có giới hạn để trẻ cảm thấy mình được tôn trọng và chủ động.

Tâm trạng thay đổi thất thường và khó kiểm soát

Cảm xúc của trẻ lên 2 có thể thay đổi nhanh chóng, từ vui vẻ sang buồn bã chỉ trong tích tắc. Nguyên nhân của sự thay đổi này xuất phát từ việc trẻ chưa biết cách quản lý cảm xúc của mình. Do đó, cha mẹ nên kiên nhẫn quan sát và tìm hiểu nguyên nhân đằng sau sự thay đổi cảm xúc đó. Nhờ vậy, phụ huynh dự đoán và điều chỉnh tình huống một cách linh hoạt, từ đó, hỗ trợ trẻ ổn định cảm xúc, hình thành khả năng tự điều chỉnh hành vi trong tương lai.

Hành vi đánh, đá, hoặc cắn khi muốn bảo vệ đồ vật của mình

Trẻ có thể trở nên hung hăng khi bảo vệ đồ chơi hoặc không muốn chia sẻ bằng các hành vi bạo lực như đánh, đá hoặc cắn. Đây không phải là biểu hiện “xấu tính”, mà là dấu hiệu cho thấy ý thức sở hữu của trẻ đang dần hình thành. Trẻ bắt đầu hiểu rằng “đây là của mình” và muốn bảo vệ điều đó theo bản năng. Do đó, thay vì la mắng, ba mẹ nên dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc bằng lời nói thay vì hành động. Ngoài ra, đừng quên khen ngợi và củng cố khi trẻ có hành vi tích cực – điều này sẽ giúp trẻ dần học được cách cư xử ôn hòa và biết tôn trọng người khác.

>> Tham khảo: 

Biếng ăn

Chứng biếng ăn là vấn đề phổ biến trong khủng hoảng tuổi lên 2, do trẻ muốn tự kiểm soát việc ăn uống. Một số trẻ từ chối món ăn quen thuộc hoặc chỉ ăn một loại thực phẩm nhất định. Hiện tượng này liên quan đến nhu cầu tự quyết và khả năng tập trung ngắn. Ba mẹ nên kiên nhẫn, tránh ép buộc và tạo không khí vui vẻ khi ăn. Đồng thời đa dạng thực đơn và tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn giúp cải thiện tình trạng này.

Bé thường xuyên có tình trạng biếng ăn hoặc chỉ ăn một số món nhất định
Bé thường xuyên có tình trạng biếng ăn hoặc chỉ ăn một số món nhất định

Khó ngủ, thường xuyên thức giấc hoặc khóc đêm

Giấc ngủ của trẻ có thể bị gián đoạn do cảm xúc bất ổn hoặc lo lắng trong giai đoạn này. Trẻ có thể thức giấc nhiều lần hoặc khóc đêm mà không rõ lý do. Phụ huynh nên thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ và nghi thức trước khi ngủ để tạo cảm giác an toàn cho trẻ. Ngoài ra, một môi trường ngủ yên tĩnh cũng hỗ trợ trẻ ngủ ngon hơn.

Ba mẹ nên xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 như thế nào?

1. Hiểu rõ tính cách và tâm lý của trẻ

Mỗi đứa trẻ sẽ có một tính cách riêng biệt, mang trong mình cá tính, cảm xúc và cách phản ứng rất khác nhau. Việc dành thời gian quan sát, lắng nghe và thấu hiểu con không chỉ giúp ba mẹ “giải mã” được những hành vi tưởng như khó hiểu, mà còn là nền tảng để xây dựng một mối quan hệ gắn bó và tích cực. Khi cha mẹ hiểu được điều gì khiến trẻ dễ nổi giận hay mất kiểm soát, việc tìm ra cách xử lý phù hợp sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Điều này cũng giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương hơn.

2. Mềm mỏng nhưng không nhượng bộ

Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 của con trẻ, ba mẹ nên giữ thái độ nhẹ nhàng nhưng kiên định là chìa khóa khi đối mặt với hành vi không đúng. Áp dụng phương pháp “cứng về nguyên tắc, mềm về cách thức”, đặt ra giới hạn rõ ràng mà không làm trẻ cảm thấy bị ép buộc. Ngoài ra nên tránh thỏa hiệp với các hành vi không phù hợp chỉ để trẻ nín khóc, điều này sẽ hình thành thói quen cho trẻ khi quấy khóc sẽ được ba mẹ dỗ dành.

>> Xem thêm: 

3. Dự đoán thời điểm kích động của trẻ

Việc ba mẹ quan sát và dự đoán thời điểm kích động của trẻ như dễ cáu gắt khi đói, mệt hoặc thay đổi môi trường đột ngột sẽ giúp ứng phó với các tình huống một cách nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Chẳng hạn, trong tình huống chuẩn bị cho trẻ ra ngoài, thay vì ép buộc, hãy khuyến khích trẻ lựa chọn màu áo muốn mặc. Việc được đưa ra quyết định sẽ giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng và dễ dàng hợp tác hơn. 

Dự đoán thời điểm trẻ dễ kích động giúp giảm thiểu các cơn giận dữ trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2
Dự đoán thời điểm trẻ dễ kích động giúp giảm thiểu các cơn giận dữ trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2

4. Nói cho trẻ biết cha mẹ định làm gì

Một cách hiệu quả để giúp giảm thiểu cơn giận ở trẻ trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 là thông báo trước cho trẻ biết cha mẹ sẽ làm gì. Việc giải thích ngắn gọn giúp trẻ chuẩn bị tinh thần, tránh cảm giác bất ngờ hay mất kiểm soát. Dù chưa hiểu toàn bộ tình huống, trẻ vẫn cảm thấy yên tâm hơn khi nhận được sự định hướng rõ ràng từ người lớn. Ví dụ thông báo: “5 phút nữa mình sẽ dọn đồ chơi” hoặc “Mẹ sẽ tắt tivi sau 5 phút” giúp trẻ chuẩn bị tâm lý và ít phản kháng hơn khi hiểu được kế hoạch của ba mẹ.

5. Đánh lạc hướng khi trẻ cư xử không đúng mực

Khi trẻ bắt đầu cáu gắt, hãy chuyển hướng sự chú ý sang hoạt động thú vị khác thay vì tập trung vào hành vi tiêu cực. Ví dụ, mời trẻ chơi một trò chơi thay vì tranh cãi về việc bắt con mặc quần áo gì. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với các cơn ăn vạ ngắn. Đồng thời, giúp trẻ học được cách điều chỉnh hành vi một cách tự nhiên.

>> Xem thêm:

6. Không ép buộc, hãy cho bé được lựa chọn trong phạm vi xác định

Một trong những cách hiệu quả giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2 chính là trao cho con quyền lựa chọn trong phạm vi được định sẵn. Khi được đưa ra quyết định, trẻ cảm thấy mình được tôn trọng, từ đó giảm bớt sự phản kháng và hợp tác dễ dàng hơn. Ví dụ, mẹ có thể hỏi “Con muốn mặc áo xanh hay áo đỏ?” thay vì ép mặc một bộ đồ nào đó. Thay vì áp đặt theo suy nghĩ của phụ huynh, việc đưa ra cho trẻ những lựa chọn sẽ giúp bé hình thành nên sở thích, chính kiến cá nhân mà không bị lệ thuộc vào ba mẹ.

7. Đa dạng hóa thực đơn để khắc phục khủng hoảng tuổi lên 2 biếng ăn

Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, tình trạng biếng ăn thường khiến ba mẹ lo lắng. Một giải pháp hiệu quả là làm mới thực đơn hàng ngày bằng cách thử các món ăn lạ miệng, đồng thời trình bày món ăn sinh động với màu sắc tươi sáng và hình thù thú vị. Việc tạo hình rau củ thành các con vật hoặc hình ảnh quen thuộc giúp kích thích sự tò mò và hứng thú của trẻ. Ngoài ra, nên chia khẩu phần thành 5–6 bữa nhỏ mỗi ngày để trẻ dễ tiếp nhận, tránh cảm giác ngán hay bị ép ăn.

Nấu những món ăn đầy màu sắc kích thích bé ăn ngon hơn
Nấu những món ăn đầy màu sắc kích thích bé ăn ngon hơn

8. Áp dụng các phương pháp hạn chế khóc đêm ở trẻ khủng hoảng lên 2

Khóc đêm là tình trạng khá phổ biến ở trẻ trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, thường xuất phát từ cảm giác bất an hoặc rối loạn giấc ngủ. Để cải thiện tình trạng này, ba mẹ nên tạo thói quen cho con đi ngủ đúng giờ và duy trì một thói quen trước khi ngủ như đọc sách hoặc hát ru. Bên cạnh đó, một không gian ngủ thoải mái với môi trường yên tĩnh, ánh sáng và nhiệt độ phù hợp cũng giúp trẻ dễ chìm vào giấc ngủ.

>> Tìm hiểu thêm: Giáo dục sớm là gì? Lợi ích và phương pháp giáo dục sớm cho trẻ

Gợi ý sách khủng hoảng tuổi lên 2 hay cha mẹ nên đọc

Cuốn sách khủng hoảng tuổi chập chững

“Khủng hoảng tuổi chập chững” là cuốn sách dành cho phụ huynh đang đồng hành cùng con trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2. Sách đặc biệt nhấn mạnh vào phương pháp giáo dục không nước mắt.

Tác phẩm cung cấp góc nhìn khoa học về sự phát triển tâm lý của trẻ nhỏ, lý giải vì sao trẻ thường bướng bỉnh, dễ cáu giận và phản kháng. Nội dung sách không chỉ giúp ba mẹ hiểu nguyên nhân hành vi của con, mà còn đưa ra những cách ứng xử nhẹ nhàng nhưng hiệu quả từ đó xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và trẻ.

Cuốn sách khủng hoảng tuổi chập chững
Cuốn sách khủng hoảng tuổi chập chững

Nói sao cho trẻ chịu nghe

Nói sao cho trẻ chịu nghe là một cuốn sách nuôi dạy con kinh điển của hai tác giả Adele Faber và Elaine Mazlish. Nội dung sách xoay quanh các kỹ năng giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, giúp ba mẹ thấu hiểu cảm xúc của trẻ trong độ tuổi khủng hoảng. Thay vì la mắng hay ép buộc, sách đưa ra những phương pháp nói chuyện nhẹ nhàng nhưng hiệu quả để trẻ hợp tác. Các tình huống thực tế trong sách giúp phụ huynh dễ áp dụng trong đời sống hàng ngày.

Cuốn sách Nói sao cho trẻ chịu nghe
Cuốn sách Nói sao cho trẻ chịu nghe

Làm sao để cha mẹ thôi khủng hoảng

Đây là cuốn sách dành cho những phụ huynh đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc khi nuôi dạy con nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2. Tác phẩm giúp cha mẹ nhìn nhận lại hành vi của chính mình, từ đó điều chỉnh cách phản ứng trước những hành vi “khó ưa” của trẻ. Sách cung cấp nhiều ví dụ thực tế, lời khuyên dễ áp dụng, mang lại sự bình tĩnh và chủ động trong mọi tình huống. 

Sách làm sao để cha mẹ thôi khủng hoảng
Sách làm sao để cha mẹ thôi khủng hoảng

>> Có thể bố mẹ quan tâm:

UK Academy thấu hiểu những thách thức trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ đối với phụ huynh. Với môi trường học thân thiện, đội ngũ giáo viên tận tâm cùng phương pháp giáo dục tích cực, UK Academy luôn đồng hành cùng ba mẹ giúp trẻ phát triển cảm xúc, rèn luyện kỹ năng và vượt qua giai đoạn này một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Tại các lớp học mầm non của UKA, nhà trường áp dụng phương pháp giáo dục tích cực, kết hợp với các hoạt động vừa học vừa chơi để giúp trẻ học cách điều tiết cảm xúc, giải tỏa năng lượng tiêu cực và hình thành kỹ năng xã hội một cách tự nhiên. Các chương trình học được thiết kế linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân của từng bé, đặc biệt là trong giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2” đầy nhạy cảm.

Khủng hoảng tuổi lên 2 là giai đoạn phát triển tự nhiên và cần thiết đối với mọi trẻ nhỏ. Bằng cách ứng xử nhẹ nhàng và khéo léo của phụ huynh sẽ quyết định mức độ và thời gian khủng hoảng của con. Hy vọng những chia sẻ từ UK Academy sẽ hữu ích với ba mẹ để đồng hành cùng con trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 trở nên dễ dàng.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tìm hiểu bảng nguyên tử khối

Nguyên tử khối là gì? Bảng nguyên tử khối hóa học mới nhất 2025

09-05-2025
Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh 63 tỉnh thành

Lịch nghỉ hè chính thức 2025 của học sinh 63 tỉnh thành: Khi nào bắt đầu và kết thúc?

09-05-2025
Bảng chữ hoa đẹp, sáng tạo

7+ Bảng chữ in hoa tiếng Việt đẹp, sáng tạo, thu hút nhất

09-05-2025
Mỗi học sinh nên có cho mình một lộ trình học riêng phù hợp với bản thân

10 Phương pháp học toán hiệu quả giúp học sinh đạt điểm cao

21-04-2025
Phát triển cảm xúc cho trẻ bằng hoạt động làm quà tặng nhân ngày 8 tháng 3 

Giáo dục toàn diện là gì? Những yếu tố giáo dục toàn diện cho trẻ

21-04-2025
Học đánh vần từ sớm giúp ba mẹ nhận biết những khó khăn của trẻ và hỗ trợ kịp thời

5 Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần dễ tiếp thu, nhớ lâu cấp tốc

21-04-2025

Nhận bảng tin UKA

Nhận thông tin và hoạt động mới nhất từ chúng tôi