Bạn có biết? 80% trẻ em học toán tư duy từ sớm có tư duy logic và sáng tạo tốt hơn. Môn học này không chỉ giúp bé giỏi Toán mà còn phát triển toàn diện kỹ năng tư duy. Cùng UK Academy khám phá những lợi ích tuyệt vời của phương pháp này!
Toán tư duy là gì?
Toán tư duy là phương pháp giải toán bằng cách áp dụng tư duy logic, sáng tạo, giúp trẻ xử lý các bài toán dễ dàng hơn. Với phương pháp này, trẻ không chỉ rèn luyện tư duy mà còn học cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, thay vì phụ thuộc vào công thức hay khuôn mẫu cứng nhắc của phương pháp truyền thống.
Toán tư duy khuyến khích trẻ sử dụng logic để phân tích và tìm ra đáp án, thay vì ghi nhớ máy móc từng phép tính hay công thức. Điều này không chỉ giúp kích thích sự phát triển của não bộ mà còn trang bị cho trẻ những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống.
Toán tư duy giúp trẻ rèn luyện tư duy và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt hơn
Toán tư duy và toán thông thường có những điểm khác biệt rất rõ rệt:
Toán tư duy
Phương pháp học toán truyền thống
Tập trung vào việc hình thành khả năng tư duy logic độc lập và sáng tạo.
Khuyến khích người học tự tìm ra lời giải trước khi tiến hành áp dụng công thức, nhằm giúp trẻ hiểu tường tận bản chất vấn đề.
Lấy trí tò mò và tư duy của học sinh làm trung tâm.
Giáo viên đóng vai trò là người gợi mở tư duy, hướng dẫn và hỗ trợ các em trong quá trình tự khám phá ra phương pháp giải.
Khả năng của trẻ sẽ được đánh giá dựa trên cả hai yếu tố là kết quả và quá trình, giúp nhìn nhận chính xác trình độ của trẻ.
Sự sáng tạo, tư duy độc lập và khả năng giải quyết vấn đề rất được coi trọng.
Bố mẹ có thể dễ dàng hỗ trợ và đồng hành cùng con sau khi tìm hiểu về toán tư duy.
Tập trung vào việc học thuộc lòng, yêu cầu học sinh ghi nhớ và áp dụng công thức một cách chuẩn xác.
Biến việc giải toán thành một phản xạ thông qua việc áp dụng liên tục các mẫu và quy tắc đã được học trong sách giáo khoa.
Quá trình dạy học thường chú trọng vào việc giáo viên truyền đạt trực tiếp kiến thức đến với học sinh.
Trẻ thường không được khuyến khích đặt câu hỏi hay tìm ra cách giải quyết mới, ngoài sách giáo khoa.
Đánh giá kĩ năng của trẻ hoàn toàn thông qua kết quả
Khả năng tư duy logic độc lập và sáng tạo không được chú trọng.
Bố mẹ khó có thể hướng dẫn con học và đa số, phụ huynh chỉ kiểm tra bài vở để nắm tình hình học hành của con.
Độ tuổi thích hợp học toán tư duy
Các chuyên gia giáo dục khuyên rằng, độ tuổi thích hợp để các bé bắt đầu học toán tư duy là từ 4 tuổi trở lên. Đây là “thời điểm vàng” để bé bắt đầu chặng hành trình học toán tiền tiểu học. Trong giai đoạn từ 5 – 11 tuổi, các em có nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Trẻ cũng trở nên tò mò, ham học hỏi hơn và sẵn sàng tiếp nhận kiến thức mới.
Đặc biệt, khi trẻ bắt đầu học tiểu học, cha mẹ nên cho con học kết hợp giữa toán hiện đại, tư duy và toán truyền thống. Nhờ đó, hình thành ở trẻ tư duy logic độc lập, kỹ năng giải quyết vấn đề và sự sáng tạo, nuôi dưỡng niềm say mê môn toán của bé.
Từ 4 tuổi trở lên là thời điểm vàng để bé bắt đầu học toán tư duy
Toán tư duy cho bé có nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với từng tính cách và nhu cầu của trẻ:
Toán tư duy với bàn tính Soroban
Toán Soroban là phương pháp tính nhẩm dựa trên một loại bàn tính cổ tên là Soroban. Soroban có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng từ những năm 1600, loại bàn tính này lại trở nên thịnh hành tại Nhật Bản.
Soroban có khung hình chữ nhật với một thanh xà ở giữa chia bàn tính thành 2 phần: trên và dưới. Các thanh gỗ dọc theo khung chứa các hạt gỗ có thể di chuyển lên xuống, với hạt trên có giá trị là 5 và hạt dưới được tính là 1.
Toán tư duy Soroban giúp trẻ kích thích cả hai bán cầu não, nâng cao khả năng tính nhẩm nhanh và phát triển tư duy toàn diện. Đây là một trong những phương pháp tính nhẩm nhanh, giúp trẻ rèn luyện tư duy số học vượt trội.
Toán tư duy Soroban giúp trẻ rèn luyện khả năng tính nhẩm và phát triển bộ não tốt hơn
Toán tư duy Finger Math
Toán tư duy Finger Math là một phương pháp tính nhẩm sử dụng kết hợp hai bàn tay để làm các phép tính từ 0 – 99. Đây là phương pháp được nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc sử dụng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, Finger Math cho ra kết quả nhanh và chính xác, đặc biệt hiệu quả khi ứng dụng với trẻ từ bậc mầm non đến tiểu học. Toán Finger Math giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, tăng cường trí nhớ cũng như rèn luyện sự tập trung tốt hơn.
Bên cạnh đó, toán Finger Math là sự kết hợp nhịp nhàng giữa hai bán cầu não với hai bàn tay để làm các phép tính có hai chữ số. Finger Math quy ước rằng, các ngón ở bàn tay phải sẽ là các chữ số hàng đơn vị, còn bàn tay trái sẽ đại diện cho hàng chục. Phép tính cộng và trừ trong Finger Math luôn bắt đầu từ hàng chục, sau đó đến hàng đơn vị.
Toán Finger Math sẽ giúp các bé tính nhẩm nhanh và chính xác
Toán tư duy của Hoa Kỳ (the Common Core Standards)
Toán tư duy của Hoa Kỳ là chương trình tư duy toán theo tiêu chuẩn US – Common Core Math Standards. Phương pháp này định hướng giúp trẻ xây dựng khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề trong toán học và cả trong cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, chương trình giúp trẻ phát triển tư duy trừu tượng, khả năng định lượng và kỹ năng tranh luận khoa học.
Chương trình giảng dạy được chia thành 5 cấp độ, tương ứng với các kiến thức toán học từ lớp 1 đến lớp 5. Ở mỗi cấp độ, chương trình sẽ có sự nâng cao và chỉnh sửa sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của từng lứa tuổi:
Cấp độ 1: Tư duy số và các phép toán
Bắt đầu chương trình, trẻ sẽ được làm quen với các con số và bản chất của những phép toán. Từ đó, giúp học sinh có nền tảng vững vàng, sẵn sàng cho các cấp độ tiếp theo. Định hướng của cấp độ này là hình thành cho người học khả năng tư duy logic và tính nhẩm nhanh.
Cấp độ 2: Phân số
Cấp độ này sẽ giải thích cho trẻ về định nghĩa của phân số thông qua các hình ảnh trực quan, sinh động và dễ hiểu. Cấp độ giúp trẻ làm quen với phân số cũng như đẩy nhanh quá trình tính toán với phân số của bé.
Cấp độ 3: Đo lường – Thời gian
Người học sẽ làm quen với các đơn vị đo lường thời gian, thể tích, khối lượng, độ dài, diện tích, dung lượng và tiền tệ ở cấp này. Từ đó, giúp việc giải các bài toán liên quan đến đo lường – thời gian một cách dễ dàng, nhanh chóng và chuẩn xác hơn.
Cấp độ 4: Hình học
Giới thiệu cho trẻ những kiến thức nền tảng như khái niệm, thuộc tính và mối quan hệ giữa các hình học thường gặp. Thông qua đó, học sinh có thể áp dụng thuần thục kiến thức đã học vào việc tính toán diện tích, chu vi một cách chính xác và nhanh chóng.
Cấp độ 5: Tư duy tổng hợp, giải toán có lời văn
Cấp độ 5 tập trung vào việc cho trẻ làm quen và giải quyết các dạng toán như tuy duy logic, đọc biểu đồ, toán đố, toán quy luật và toán xác suất. Cấp độ này giúp bé phát triển tư duy tổng hợp, đồng thời, phát triển kỹ năng đọc và phân tích đề bài, sử dụng tư duy logic để giải toán.
Toán tư duy của Hoa Kỳ cấp độ 4 giúp trẻ nắm được kiến thức nền tảng về hình học
Toán tư duy dựa theo tiến trình CPA
Toán tư duy cho bé dựa theo tiến trình CPA là mô hình toán hiện đại số 1 thế giới, được Bộ Giáo dục và Đào tạo Singapore đưa vào sử dụng đầu tiên năm 1980. Mô hình này giúp trẻ hình thành khả năng tư duy và sáng tạo, dựa vào những nền tảng đã có để giải quyết các bài toán.
Tiến trình CPA phá bỏ đi những khuôn mẫu của lối học toán truyền thống đầy khô khan và có phần hơi cứng nhắc. Mô hình cho phép trẻ được tư duy độc lập và phát huy khả năng sáng tạo của bản thân trong quá trình đưa ra lời giải.
Tiến trình CPA được tiến hành theo 3 giai đoạn tương ứng:
C – Concrete (cụ thể hoá)
Ở giai đoạn này, trẻ sẽ làm quen với khái niệm toán học thông qua việc tương tác với các công cụ trực quan như mô hình, khối lắp ráp. Phương pháp này giúp kích thích trí tò mò của bé và hỗ trợ học sinh liên kết những khái niệm khô khan với cuộc sống hàng ngày của mình. Nhờ đó, người học sẽ hiểu đúng, hiểu sâu các khái niệm toán học này hơn.
P – Pictorial (hình ảnh hoá)
Sau khi trẻ đã nắm được khái niệm thông qua công cụ cụ thể, trực quan, giáo viên sẽ hình ảnh hoá khái niệm với những biểu đồ thay thế. Một kiểu hình ảnh hoá phổ biến là number bonds (liên kết số) và bar modeling (mô hình thanh), giúp trẻ hình dung khái niệm dễ dàng hơn.
A – Abstract (trừu tượng hoá)
Ở bước cuối cùng, giáo viên sẽ biểu diễn khái niệm dưới dạng những ký hiệu toán học trừu tượng như các con số và các phép toán. Nhờ có các ví dụ cụ thể và hình ảnh trực quan trước đó, người học sẽ ngay lập tức ghi nhớ những ý nghĩa và ký hiệu trừu tượng của khái niệm. Nhờ đó, việc ứng dụng khái niệm vào quá trình giải toán cũng chính xác, mượt mà và nhanh chóng hơn.
Tiến trình CPA cho phép trẻ được sáng tạo và tư duy độc lập khi đưa ra lời giải cho bài toán
Học toán tư duy có tốt không?
Học toán tư duy từ sớm hỗ trợ rất nhiều cho hành trình học toán sau này của trẻ. Sau đây là những lợi ích vượt trội của việc cho trẻ tiếp cận môn học này từ sớm:
Toán tư duy sẽ là nền tảng giúp bé phát triển trong tương lai
Tăng khả năng sáng tạo
Các bài toán cho bé đa số đều được lồng ghép các yếu tố tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày đầy khéo léo. Nhờ đó, trẻ có thể dễ dàng hình dung cách áp dụng những kiến thức toán học hằng ngày vào giải quyết các vấn đề thực tế. Môn học này giúp tăng khả năng tư duy, sự sáng tạo cũng như kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ ở độ tuổi còn rất nhỏ.
Phát triển toàn diện trí tuệ
Các phương pháp toán hiện đại đều đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các hoạt động của cả não trái lẫn não phải. Nhờ đó, giúp trẻ phát triển cân bằng cả hai bán cầu não và thúc đẩy sự phát triển toàn diện trí tuệ của bé.
Phát triển 5 kỹ năng tư duy quan trọng
5 kỹ năng định hướng chính bao gồm: tư duy, sáng tạo, phản biện, ghi nhớ và giải quyết vấn đề. Việc học môn học này ở giai đoạn sớm của cuộc đời giúp trẻ hình thành những kỹ năng này trước các bạn đồng trang lứa. Nhờ đó, học sinh sẽ có nhiều thời gian để trau dồi, rèn luyện và thuần thục các kỹ năng quan trọng này hơn.
Tạo nền tảng kiến thức
Từ việc hiểu sâu, hiểu kỹ về các con số, phép tính cũng như bản chất của các vấn đề toán học, trẻ sẽ có được một nền tảng kiến thức vững chắc cho chương trình cao hơn. Ngoài ra, với tư duy logic độc lập được hình thành và mài giũa từ trước, các con sẽ dễ dàng tìm được lời giải cho các bài toán ở bậc cao hơn.
Tiếp cận phương pháp học hiện đại
Toán tư duy là một trong những phương pháp học hiện đại được ưa chuộng lựa chọn nhất hiện nay. Với việc được tiếp cận phương pháp học hiện đại, tiên tiến từ sớm, trẻ sẽ rèn luyện được khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi về môi trường. Ngoài ra, việc liên tục được tiếp xúc với phương pháp học hiện đại, trẻ sẽ có được tư duy độc lập cũng như khả năng sáng tạo vô hạn.
Tăng khả năng quan sát, ghi nhớ
Môn học này đòi hỏi trẻ phải thường xuyên quan sát và ghi nhớ những con số và phép tính. Nhờ đó, thầy cô sẽ có cơ hội trau dồi 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non và rèn luyện khả năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ. Việc này giúp người học có khả năng quan sát sâu rộng, nhạy bén và một trí nhớ tốt, giúp ích trong quá trình học tập sau này của con.
Tạo hứng khởi, đam mê cho trẻ
Môn học này tạo ra một môi trường không bó buộc, cho phép trẻ được tự do tìm tòi và sáng tạo ra cách giải mới. Môn học này còn kích thích trí tò mò của bé, giúp bé được thỏa sức sử dụng và thể hiện phong cách học của mình. Nhờ vậy, trẻ sẽ hứng khởi hơn với việc học và nuôi dưỡng niềm đam mê tri thức, đam mê môn Toán của bé.
Chủ động trong học tập
Phương pháp học toán tư duy đòi hỏi bé phải chủ động tìm ra câu trả lời cho những vấn đề toán học. Điều này không chỉ kích thích trí tò mò của bé mà còn rèn luyện sự chủ động trong học tập của người học. Cha mẹ sẽ không cần phải liên tục nhắc nhở con trong việc học tập mà bé sẽ chủ động học và làm bài tập đầy đủ mỗi ngày.
Có nên cho trẻ học toán tư duy từ sớm?
Liệu có nên cho trẻ học toán tư duy từ sớm?? Câu trả lời là có. Bạn nên tận dụng những thời điểm vàng trong quá trình phát triển nhận thức, tư duy của trẻ để giúp con làm quen với môn học này, từ đó tạo tiền đề phát triển trong tương lai. Tiêu biểu như, chúng giúp rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, khả năng tư duy độc lập và sự sáng tạo ở trẻ. Đồng thời, giúp trẻ hình thành nên niềm hứng thú, say mê với môn Toán tưởng chừng khô khan mà còn hỗ trợ trong cuộc sống thường ngày.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố khác như chi phí, thời gian và chọn trường mầm non cho con có chương trình giảng dạy theo phương pháp phù hợp.
Một số lưu ý khi cho bé học toán tư duy
Để việc học toán tư duy đạt hiệu quả, sự đồng hành của ba mẹ tại nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hãy lưu ý những điểm sau đây để hỗ trợ con tốt hơn:
Giúp con giải quyết các vấn đề đơn giản: Trong giai đoạn làm quen, ba mẹ nên bắt đầu với những bài tập cơ bản thay vì đưa ra các bài toán quá phức tạp. Khi con gặp khó khăn, hãy kiên nhẫn hướng dẫn từng bước, giúp con tự tin giải quyết vấn đề. Tránh việc nóng vội hoặc trách mắng, bởi sự động viên tích cực sẽ tạo động lực để con tiến bộ.
Khuyến khích con đặt câu hỏi: Việc đặt câu hỏi sẽ giúp ba mẹ nhận biết những khó khăn mà con đang gặp phải, từ đó giải thích kỹ lưỡng hơn. Đồng thời, chúng còn giúp bé rèn luyện tư duy phản biện và phát triển các kỹ năng quan trọng cho tương lai.
Tạo môi trường học tập thú vị: Để con hứng thú với môn toán, hãy biến việc học thành những trải nghiệm vui nhộn thông qua các trò chơi hoặc hoạt động tương tác. Điều này không chỉ giúp các em giảm bớt căng thẳng mà còn tăng khả năng ghi nhớ kiến thức sâu và lâu hơn.
Với sự đồng hành kiên nhẫn, khuyến khích và tạo động lực từ ba mẹ, trẻ sẽ dần xây dựng được niềm yêu thích và tự tin khi học toán tư duy.
Trường Quốc tế Học viện Anh Quốc (UK Academy – UKA) áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến, giúp học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, kỹ năng và tư duy sáng tạo. Nhờ chương trình học chú trọng vào Toán tư duy và rèn luyện logic, học sinh UKA đã gặt hái nhiều huy chương vàng, bạc, đồng cùng thành tích xuất sắc tại các đấu trường quốc tế, khẳng định năng lực và bản lĩnh hội nhập toàn cầu.
Trên đây là những thông tin cơ bản về toán tư duy cho trẻ em đang phổ biến dạo gần đây. Hy vọng, với những thông tin mà UK Academy đã truyền tải, cha mẹ sẽ có thể đưa ra sự lựa chọn tốt nhất.