12 phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học hiệu quả nhất hiện nay

21-04-2025

Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này được nhiều trường tiểu học áp dụng nhờ vào khả năng truyền đạt kiến thức đến với học sinh cực kì hiệu quả. 

Phương pháp dạy học tích cực giúp kích thích trí tò mò, cho phép trẻ tự tìm tòi, khám phá những kiến thức mới. Nhờ đó, trẻ sẽ tập được tính chủ động trong học tập cũng như rèn luyện tư duy logic, độc lập và phát triển trí tuệ. Sau đây, UK Academy sẽ giới thiệu với những vị phụ huynh các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Tổng quan phương pháp dạy học tích cực

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Phương pháp giáo dục đòi hỏi sự đổi mới liên tục để có thể đảm bảo tính tích cực, chủ động, rèn luyện sự tự giác và kích thích trí sáng tạo của học sinh. Ngoài ra, sự đổi mới trong phương pháp dạy học phải có sự linh động để thích nghi với đặc điểm của từng lớp và từng môn học khác nhau. 

Phương pháp dạy học mới phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản là bồi dưỡng phương pháp tự học, đồng thời, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hàng ngày. Phương pháp dạy học thường xuyên đổi mới để có thể đem lại trải nghiệm mới mẻ, khơi gợi sự hứng thú với học tập của bản thân học sinh. 

Phương pháp dạy học tích cực được đổi mới liên tục để đảm bảo sự chủ động của học sinh 
Phương pháp dạy học tích cực được đổi mới liên tục để đảm bảo sự chủ động của học sinh

Thế nào là tính tích cực học tập?

Bản chất của tính tích cực trong học tập là sự tích cực mở rộng nhận thức, khao khát chiếm lĩnh tri thức và dồn toàn bộ trí lực cho hành trình phát triển hiểu biết. Tính tích cực trong học tập hoạt động và duy trì dựa trên động lực và sự tự giác. 

Với động lực đúng, con người sẽ có sự hứng thú với việc học tập và tìm hiểu, mở rộng tri thức. Từ sự hứng thú đó, tinh thần tự giác sẽ dần hình thành – đây chính là yếu tố quan trọng giúp học sinh duy trì việc học một cách đều đặn và hiệu quả. Khi động lực và tự giác kết hợp với nhau, chúng không chỉ nâng cao hiệu quả học tập mà còn góp phần hình thành tư duy độc lập và khả năng sáng tạo của người học.

Sau đây là những biểu hiện rõ ràng nhất của tính tích cực học tập: 

  • Hăng hái trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra và phát biểu xây dựng bài.
  • Tự tin đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về đề tài đang được giảng dạy. 
  • Luôn tò mò và tìm hiểu cặn kẽ, kỹ càng những vấn đề chưa thật sự hiểu rõ. 
  • Chủ động áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào trong thực tế để tối ưu hoá những quá trình trong cuộc sống hàng ngày. 
  • Toàn tâm toàn ý chú tâm vào duy nhất một vấn đề đang học.
  • Kiên trì, nỗ lực hoàn thành những bài tập được đưa ra.
  • Sẵn sàng đương đầu những khó khăn, thách thức trên con đường chinh phục tri thức mà không nản chí. 
Tính tích cực trong học tập là sự tích cực mở rộng nhận thức và khao khát tri thức
Tính tích cực trong học tập là sự tích cực mở rộng nhận thức và khao khát tri thức

>> Tham khảo: 

Phương pháp dạy học tích cực là gì?

Phương pháp dạy học tích là một thuật ngữ chuyên ngành được rút gọn lại, thường được dùng để miêu tả những phương pháp hướng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Thuật ngữ “phương pháp dạy học tích cực” này được dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới, với hai từ “tích cực” thể hiện sự chủ động trong hoạt động tiếp thu tri thức. 

Phương pháp dạy học này hướng tới sự hoạt động hoá, tích cực hoá quá trình tiếp thu kiến thức của người học. Tuy phương pháp chỉ hướng tới việc thúc đẩy tính tích cực của người học, nhưng để thực sự hiệu quả, các giáo viên cũng phải liên tục cập nhật và đổi mới bản thân cũng như nội dung chương trình. Sự phối hợp nhịp nhàng là “chìa khóa” dẫn đến thành công của phương pháp dạy học tích cực này.  

Phương pháp tích cực hướng tới phát huy sự chủ động và sáng tạo của học sinh 
Phương pháp tích cực hướng tới phát huy sự chủ động và sáng tạo của học sinh

>> Tham khảo:

Các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học

Ở bậc tiểu học, có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực được các thầy cô áp dụng trong quá trình giảng dạy và mang lại hiệu quả rõ rệt: 

1. Phương pháp dạy học theo dự án

Giảng dạy theo dự án là một trong những phương pháp phổ biến và được áp dụng nhiều nhất ở bậc tiểu học. Phương pháp dạy học này có rất nhiều loại khác nhau tùy theo các yếu tố liên quan: 

  • Dựa theo thời gian.
  • Dựa theo nhiệm vụ.
  • Tuỳ theo chuyên môn giảng dạy của từng thầy cô giáo.
  • Khả năng tham gia của giáo viên và học sinh.

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sẽ chia phương pháp này thành những nhiệm vụ cụ thể để học sinh có thể dễ dàng áp dụng vào trong dự án được giao:

  • Lựa chọn dự án dựa theo tiến trình dạy học.
  • Xác định mục đích và vấn đề của dự án.
  • Lên kế hoạch cụ thể, bài bản để thực hiện dự án.
  • Thực hiện dự án theo kế hoạch đã lên và báo cáo dự án.
  • Đánh giá và nhận xét toàn bộ dự án.

Cách áp dụng phương pháp dự án vào trong quá trình dạy và học:

  • Xác định chính xác vấn đề và mục đích của dự án.
  • Học sinh tiến hành lập kế hoạch để giải quyết vấn đề và đạt được mục đích của dự án được giao.
  • Học sinh trình bày kế hoạch với thầy cô giáo và thực hiện.
  • Giáo viên nhận xét và đánh giá dựa trên kết quả báo cáo của học sinh. 
Các em học sinh tại UKA học thông qua dự án chế tạo và lập trình robot
Các em học sinh tại UKA học thông qua dự án chế tạo và lập trình robot

>> Tìm hiểu thêm: 

2. Phương pháp dạy học theo nhóm

Phương pháp dạy học theo nhóm giúp thúc đẩy tư duy và trau dồi kỹ năng làm việc nhóm cho các em học sinh. Thông qua phương pháp giảng dạy này, học sinh sẽ được chia thành từng nhóm nhỏ, hoàn thành nhiệm vụ và trình bày kết quả trước lớp. Giáo viên sẽ tiến hành đánh giá mức độ hiệu quả làm việc nhóm bằng kết quả trình bày cũng như thời gian hoàn thành nhiệm vụ. 

Tuy nhiên, phương pháp dạy học theo nhóm này cũng đi kèm với nhiều ưu và nhược điểm: 

Ưu điểm Nhược điểm
– Trau dồi và rèn luyện khả năng làm việc nhóm

– Thúc đẩy kỹ năng hợp tác làm việc với người khác

– Phát triển khả năng giao tiếp 

– Chiếm nhiều thời gian để hoạt động nhóm

– Hiệu quả không đảm bảo đồng đều

– Gây ồn ào

Các em học sinh tại UKA rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
Các em học sinh tại UKA rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

3. Phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp giải quyết vấn đề đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong quá trình dạy học nhờ vào ưu điểm vượt trội trong việc rèn luyện cái nhìn đa chiều của các em học sinh. Phương pháp này cho phép các em được tìm hiểu, khám phá để đưa ra phương án tối ưu nhất, đồng thời, trao đổi với bạn bè và thầy cô để dần dần hoàn thiện tư duy của mình. 

Phương pháp giải quyết vấn đề thường được tiến hành theo ba bước chính:

  • Đặt ra vấn đề: Giáo viên sẽ đặt ra tình huống có chứa vấn đề để học sinh tiến hành tìm tòi và nhận biết. Vấn đề được đặt ra nên tạo cơ hội cho các em vận dụng những kiến thức trong bài học để giải quyết. Nhờ đó, các em không chỉ rèn luyện được kỹ năng giải quyết vấn đề mà còn học được cách áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. 
  • Giải quyết vấn đề: Học sinh tiến hành giải quyết vấn đề theo từng bước với trình tự lần lượt: đề xuất phương án, lập kế hoạch giải quyết và thực hiện kế hoạch. 
  • Kết luận: Học sinh sẽ trình bài phương án giải quyết vấn đề và kết quả thu được. Sau đó, các em sẽ tiến hành bàn luận và chọn ra giải pháp tối ưu nhất. Lúc này, giáo viên sẽ là người đưa ra kết quả cuối cùng, đồng thời, nhận xét và đánh giá những giải pháp mà các em đã đề ra. 
Các em rèn luyện được khả năng tư duy logic bằng phương pháp giải quyết vấn đề
Các em rèn luyện được khả năng tư duy logic bằng phương pháp giải quyết vấn đề

4. Phương pháp thảo luận nhanh

Phương pháp thảo luận nhanh cho phép học sinh trực tiếp tham gia vào trong bài học thông qua việc phát biểu ý kiến. Ngoài ra, phương pháp này còn cho phép học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp cũng như cách nêu lên ý kiến, suy nghĩ của bản thân. 

Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần tuân thủ một số quy tắc sau:

  • Áp dụng linh hoạt phương pháp này trong quá trình dạy học.
  • Mỗi lượt chỉ nên có một người nói để các em có thể thoải mái trình bày quan điểm.
  • Ý kiến nên được trình bày ngắn gọn trong 1-2 câu.
  • Tiến hành thảo luận khi tất cả mọi người đã trình bày xong ý kiến.

5. Tạo không gian cho học sinh tự tìm hiểu

Phương pháp này cho phép các em được tự do tìm hiểu và khám phá kiến thức, từ đó, rèn luyện sự chủ động trong học tập và nuôi dưỡng niềm yêu thích với việc học của các em. Đây là phương pháp dạy học tích cực vô cùng hiệu quả và được nhiều giáo viên bậc tiểu học áp dụng. Giáo viên sẽ đưa ra những vấn đề dựa trên bài học để các em tự tìm hiểu và thảo luận với nhau để đưa ra giải pháp tối ưu nhất. 

Các phương pháp dạy học ở tiểu học cho phép học sinh được tự do tìm hiểu và chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới
Các em được tự do tìm hiểu và chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới

6. Phương pháp thuyết trình cho học sinh

Thuyết trình là phương pháp dạy học tích cực đang ngày càng phổ biến tại các trường tiểu học. Phương pháp này cho phép các em tự tìm hiểu, trình bày vấn đề một cách rõ ràng, dễ hiểu và đúng trọng tâm với sự hỗ trợ của hình ảnh, video hay các tài liệu. Phương pháp thuyết trình không chỉ cho phép các em rèn luyện sự tự tin trước đám đông, kỹ năng giao tiếp mà còn trau dồi tư duy logic và tư duy phản biện. 

Tại UKA, kỹ năng thuyết trình được lồng ghép xuyên suốt từ bậc tiểu học đến trung học, giúp học sinh rèn luyện sự tự tin, tư duy logic và phản biện. Mỗi bài học là cơ hội để các em thể hiện quan điểm, sử dụng hình ảnh, video, dữ liệu để thuyết phục người nghe. Không chỉ dừng lại ở việc “nói đúng”, các em còn học cách “truyền cảm hứng khi nói”. Giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, khơi gợi để học sinh mạnh dạn trình bày, biết lắng nghe và phản hồi xây dựng. Qua đó, UKA từng bước xây dựng hình mẫu học sinh chủ động, tự tin và giao tiếp hiệu quả – những phẩm chất quan trọng của công dân toàn cầu.

Học sinh UKA được rèn luyện khả năng giao tiếp thông qua phương pháp thuyết trình
Học sinh UKA được rèn luyện khả năng giao tiếp thông qua phương pháp thuyết trình

>> Có thể bố mẹ quan tâm: 

7. Phương pháp hỏi đáp trong giáo dục

Phương pháp hỏi đáp thường rất phổ biến trong giáo dục tiểu học vì tính linh hoạt và dễ áp dụng. Giáo viên có thể tiến hành hỏi đáp với học sinh ở đầu hoặc cuối tiết học, nhờ đó, các em có thể chủ động ghi nhớ kiến thức mới và ôn lại bài học cũ. Tuy nhiên, khi soạn câu hỏi vấn-đáp, giáo viên cần lưu ý hai điều sau:

  • Câu hỏi phải được chia thành hai nhóm, bao gồm câu hỏi chốt và câu hỏi khái quát.
  • Câu hỏi phải thực tế và phù hợp với học sinh và bài học. 
Hỏi đáp giúp các em rèn luyện sự chủ động trong việc học và khả năng giao tiếp
Hỏi đáp giúp các em rèn luyện sự chủ động trong việc học và khả năng giao tiếp

8. Phương pháp đánh giá giữa thầy và trò

Phương pháp đánh giá này giúp thầy và trò nhìn nhận tình hình dạy và học để có những điều chỉnh phù hợp:

  • Giáo viên sẽ tiến hành đánh giá và điều chỉnh hoạt động, phương pháp giáo dục phù hợp với trình độ và mong muốn của học sinh. 
  • Học sinh sẽ học cách tự đánh giá để thay đổi phương pháp học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. 

Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này vào quá trình giáo dục không phải là điều dễ dàng. Giáo viên áp dụng phương pháp này phải có trình độ chuyên môn cao và khả năng sư phạm tốt để có thể điều phối hoạt động của học sinh khi có diễn biến nằm ngoài kế hoạch.

9. Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Phương pháp dạy học thông qua nghiên cứu trường hợp khá linh hoạt và có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với phương pháp này, học sinh sẽ tiến hành nghiên cứu những trường hợp và giải quyết những vấn đề đã được đặt ra. 

Các bước cơ bản khi thực hiện phương pháp nghiên cứu trường hợp:

  • Học sinh nghiên cứu, phát hiện và nhận biết vấn đề tồn tại trong trường hợp.
  • Thu thập những thông tin, hình ảnh, tài liệu cần thiết để tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề.
  • Tư duy và đưa ra phương án giải quyết vấn đề.
  • Sử dụng lập luận và tư duy phản biện để bảo vệ phương án của mình.
  • So sánh với các phương án có trong thực tế và đánh giá mức độ hiệu quả của phương án mình đưa ra.
Các em học sinh nghiên cứu hiện tượng kết tủa qua thí nghiệm thực tế
Các em học sinh nghiên cứu hiện tượng kết tủa qua thí nghiệm thực tế

10. Phương pháp dạy học khám phá

Trong thời đại “kỹ thuật số”, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học cũng càng trở nên phổ biến hơn. Trong số đó, tiêu biểu nhất là phương pháp dạy học khám phá, hay còn được gọi là WEBQUEST, đòi hỏi học sinh chủ động tìm kiếm và tìm hiểu bài học thông qua các trang web.

Quy trình thực hiện phương pháp WEBQUEST:

  • Học sinh lựa chọn và giới thiệu chủ đề có liên quan đến nội dung bài học.
  • Kiên trì tìm kiếm tài liệu học tập thông qua nhiều kênh khác nhau.
  • Xác định chính xác và rõ ràng nhiệm vụ của từng vấn đề trước khi thiết kế.
  • Thiết kế nội dung hợp lý, khoa học để tiến hành trình bày trang web.
  • Nhận xét và đánh giá thiết kế. Sau đó học sinh sẽ sửa chữa và rút kinh nghiệm từ những lỗi sai đã mắc phải.
WEBQUEST ứng dụng công nghệ vào cải tiến phương pháp giáo dục tại UKA
WEBQUEST ứng dụng công nghệ vào cải tiến phương pháp giáo dục tại UKA

11. Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho các em được nhập vai vào trong những tình huống giả định, nhờ đó, thúc đẩy sự chủ động của học sinh trong việc khám phá và tiếp thu kiến thức. Phương pháp đóng vai đi kèm với nhiều ưu điểm vượt trội và rất nhiều giáo viên áp dụng:

  • Học sinh được thực hành ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. 
  • Kích thích sự tò mò, tạo sự hứng thú và thu hút sự tập trung của các em học sinh.
  • Kích thích và thúc đẩy sự sáng tạo của các em học sinh.
  • Hỗ trợ các em thay đổi thái độ và hành vi của mình sao cho chuẩn mực.
  • Mô phỏng trực quan tác động của hành động, lời nói của các diễn viên.

Phương pháp đóng vai được tiến hành dựa trên cấu trúc cơ bản sau:

  • Giáo viên chia nhóm và giao tình huống cần đóng vai cho từng nhóm. Trong quá trình này, giáo viên cũng sẽ quy định cụ thể thời gian đóng vai của từng nhóm.
  • Các thành viên trong nhóm tiến hành bàn bạc, phân chia vai trò và chuẩn bị kịch bản.
  • Tiến hành đóng vai.
  • Giáo viên phỏng vấn từng diễn viên và lớp tiến hành thảo luận, nhận xét từng hành động, lời nói của các diễn viên.
  • Giáo viên đưa ra kết luận cuối cùng, đồng thời, rút ra bài học ứng xử từ tình huống.

Tuy nhiên, khi tiến hành áp dụng phương pháp đóng vai vào bài giảng, cần lưu ý những điều sau để đảm bảo hiệu quả:

  • Dành thời gian đủ để các nhóm có sự chuẩn bị cho phần đóng vai của mình.
  • Diễn viên cần phải nắm rõ vai trò của mình trong bài tập đóng vai.
  • Khích lệ sự tham gia của toàn bộ học sinh trong lớp, đặc biệt là những bạn nhút nhát. 
Với các phương pháp dạy học ở tiểu học, học sinh được thực hành đóng vai để tăng hiệu quả học tiếng Anh
Các em học sinh thực hành đóng vai để tăng hiệu quả học tiếng Anh

>> Tìm hiểu thêm:

12. Phương pháp động não

Động não là phương pháp dạy học kích thích khả năng phản xạ nhanh của học sinh, giúp các em nghĩ ra được nhiều ý tưởng và giả định cho một vấn đề cụ thể trong thời gian ngắn. Hoạt động này giúp rèn luyện tư duy logic nhanh nhạy, đồng thời, kích thích sự sáng tạo và khả năng tập trung của học sinh. Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng hệ thống thông tin cơ bản và cần thiết để học sinh có đủ tiền đề cho buổi thảo luận.

Phương pháp động não được tiến hành vô cùng đơn giản:

  • Giáo viên đưa ra vấn đề hoặc câu hỏi cần được thảo luận cho lớp.
  • Khuyến khích tất cả học sinh tham gia phát biểu và đóng góp ý kiến.
  • Liệt kê toàn bộ các ý tưởng lên bảng để các em học sinh tiện theo dõi.
  • Phân chia các ý tưởng theo từng nhóm thích hợp.
  • Giải thích những ý kiến còn quá mơ hồ, đồng thời, thảo luận sâu những ý kiến tiềm năng. 

Phương pháp này không chỉ giúp rèn luyện tư duy và kỹ năng phản xạ mà còn tăng cường kết nối giữa giáo viên và các em học sinh. 

Thúc đẩy sự sáng tạo và phản xạ của học sinh UKA bằng phương pháp động não - một trong các phương pháp dạy học ở tiểu học
Thúc đẩy sự sáng tạo và phản xạ của học sinh UKA bằng phương pháp động não

>> Xem thêm:

Trong môi trường giáo dục tại UK Academy, các phương pháp giáo dục rất được chú trọng và cải thiện từng ngày. Nhà trường không ngừng cập nhật, đổi mới nội dung và cách tiếp cận các phương pháp dạy học tích cực để học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn phát triển toàn diện về kỹ năng, tư duy và nhân cách. Từ các hoạt động trải nghiệm, thuyết trình, vấn đáp, nghiên cứu đến những tiết học ứng dụng công nghệ…, UKA luôn hướng tới việc tạo ra một môi trường học tập truyền cảm hứng – nơi mỗi học sinh được khám phá và phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Phương pháp dạy học tích cực đang là xu hướng được nhiều trường lựa chọn để nâng cao chất lượng giáo dục. Hy vọng, thông qua bài viết này của UK Academy, các vị phụ huynh đã có thêm sự lựa chọn về phương pháp giảng dạy phù hợp để tăng khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ.  

TIN TỨC LIÊN QUAN

5 phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hay và hiệu quả nhất

28-05-2025

Tự học là gì? Biểu hiện và phương pháp cải thiện kỹ năng tự học hiệu quả cho học sinh

28-05-2025

Trí thông minh cảm xúc (EQ) là gì? Làm thế nào để rèn luyện trí tuệ cảm xúc?

27-05-2025

Trại hè là gì? Top 5 mô hình trại hè cho học sinh phổ biến tại Việt Nam

27-05-2025

Xem bảng tổng hợp công thức lượng giác đầy đủ dễ thuộc, dễ nhớ

27-05-2025

Con lười học phải làm sao? Các cách dạy con lười học hiệu quả

26-05-2025

Nhận bảng tin UKA

Nhận thông tin và hoạt động mới nhất từ chúng tôi