10 phương pháp dạy học tích cực thành công và hiệu quả nhất hiện nay

03-03-2025

Phương pháp dạy học tích cực là các phương pháp thúc đẩy sự chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. Trong bài viết dưới đây, UK Academy sẽ giới thiệu cho giáo viên, học sinh các phương pháp dạy học tích cực thú vị và hiệu quả nhất hiện nay. 

Phương pháp dạy học tích cực là gì?

Dạy học tích cực là phương pháp dạy học giáo dục theo hướng phát huy tinh thần học tập tích cực, tư duy và sáng tạo của học sinh. Phương pháp này yêu cầu học sinh chủ động, tích cực trao đổi trong học tập. Học sinh phải tự nghiên cứu và thảo luận với nhau để đưa ra kết luận cuối cùng cho vấn đề mà giáo viên đã gợi mở. 

Trong phương pháp này, giáo viên đóng vai trò như một người dẫn dắt, gợi mở vấn đề để học sinh tự thảo luận và nghiên cứu từ đó đưa ra kết luận chính xác nhất. Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải là người có trình độ chuyên môn sâu cũng như có sự nhiệt huyết, tận tâm với công việc. 

Các phương pháp dạy học tích cực phát huy tinh thần học tập tích cực, tư duy và sáng tạo của học sinh.
Các phương pháp dạy học tích cực phát huy tinh thần học tập tích cực, tư duy và sáng tạo của học sinh.

>> Có thể bố mẹ quan tâm:

Ý nghĩa của phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập, phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tư duy phản biện. Thay vì chỉ tiếp thu thông tin một chiều từ giáo viên, học sinh được khuyến khích tự khám phá, trao đổi và giải quyết vấn đề. Phương pháp này giúp phát triển kỹ năng làm việc nhóm, tư duy độc lập và khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Từ đó cải thiện kết quả học tập và tạo ra môi trường học tập sôi động, thú vị và đầy cảm hứng.

10 phương pháp dạy học tích cực hiệu quả, thành công nhất hiện nay

Phương pháp vấn đáp

Phương pháp vấn đáp là một trong các phương pháp dạy học tích cực phổ biến nhất, được nhiều thầy cô áp dụng trong công tác giảng dạy. Với phương pháp này, các bạn học sinh sẽ tiếp thu những kiến thức có trong bài học trước. Sau đó, giáo viên sẽ kiểm tra thông qua hình thức vấn đáp thay cho hình thức kiểm tra trên giấy truyền thống.

Khi sử dụng phương pháp vấn đáp, giáo viên cần chuẩn bị câu hỏi ban đầu bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi gồm 2 nhóm:

  • Nhóm 1: những câu hỏi chốt và câu hỏi khái quát nhằm đảm bảo rằng học sinh nắm được toàn bộ nội dung kiến thức được truyền tải. 
  • Nhóm 2: bao gồm câu hỏi mở rộng và câu hỏi bổ sung để kiểm tra khả năng tư duy của học sinh dựa trên những kiến thức đã được học. 

Ngoài ra, khi chuẩn bị câu hỏi, giáo viên cần đảm bảo rằng các câu hỏi được truyền đạt một cách chính xác, rõ ràng và dễ hiểu. Bên cạnh đó, câu hỏi còn cần phải có độ chính xác cao và tương đồng với câu trả lời mong muốn.

Trong phương pháp Montessori, vấn đáp không chỉ đơn thuần là kiểm tra kiến thức mà còn được áp dụng như một công cụ để khuyến khích trẻ tư duy độc lập và phản biện. Giáo viên không áp đặt câu trả lời mà đóng vai trò hướng dẫn, đặt câu hỏi mở để trẻ tự tìm ra đáp án dựa trên trải nghiệm thực tế. Phương pháp này giúp trẻ phát triển khả năng diễn đạt, tư duy logic và giải quyết vấn đề, đồng thời rèn luyện sự tự tin khi giao tiếp.

Phương pháp dạy học tích cực 1: Phương pháp vấn đáp được nhiều thầy cô lựa chọn trong quá trình giảng dạy 
Phương pháp vấn đáp được nhiều thầy cô lựa chọn trong quá trình giảng dạy

>> Xem thêm:

Phương pháp giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là một kỹ năng quan trọng, giúp trẻ phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo và khả năng xử lý tình huống trong học tập và cuộc sống. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề không chỉ giúp rèn luyện khả năng tư duy mà còn tạo tiền đề vững chắc, giúp các em chuẩn bị tốt hơn cho môi trường doanh nghiệp trong tương lai. Phương pháp này được tiến hành theo ba bước: 

  • Xác định vấn đề: Học sinh sẽ phân tích tình huống, xác định vấn đề cốt lõi và trình bày vấn đề một cách rõ ràng.
  • Tổng hợp phương án: Từng cá nhân học sinh sẽ đưa ra những phương án hiệu quả nhất, tốt nhất để giải quyết vấn đề nêu trên.
  • Giải quyết vấn đề: Sau khi tổng hợp các phương án, học sinh sẽ tiến hành thảo luận, so sánh, phân tích và đánh giá để chọn ra phương hướng tối ưu và hiệu quả nhất.

Phương pháp hoạt động nhóm

Đây là phương pháp thường được áp dụng nhất tại các cơ sở giảng dạy. Phương pháp này yêu cầu chia lớp thành các nhóm nhỏ để hoàn thành một nhiệm vụ được giao. Hiệu quả của quá trình hoạt động nhóm này sẽ được đánh giá thông qua việc trình bày trước lớp. Để việc thành lập nhóm được công bằng và đạt được hiệu quả mong muốn, giáo viên có thể tham khảo các tiêu chí sau:

  • Sự tự nguyện: Giáo viên có thể cho phép học sinh tự chia nhóm để đảm bảo sự tình nguyện khi tham gia nhóm. Việc này sẽ giúp học sinh chủ động trong việc lựa chọn và phân chia công việc khi làm nhóm.
  • Dựa trên số thứ tự: Giáo viên có thể phân chia nhóm dựa trên danh sách lớp để đảm bảo sự công bằng nhất định và trật tự của lớp.
  • Dựa trên năng lực: Giáo viên có thể sắp xếp một nhóm có cả học sinh giỏi lẫn học sinh yếu để các bạn có thể giúp đỡ nhau trong quá trình học nhóm. 
Phương pháp dạy học tích cực 3: Phương pháp hoạt động nhóm hiệu quả cho các học sinh hiện nay
Phương pháp hoạt động nhóm hiệu quả cho các học sinh hiện nay

>> Xem thêm: Toán tư duy là gì? Học toán tư duy có tốt không?

Phương pháp dự án

Phương pháp này yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học vào việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, từ đó tạo ra những sản phẩm thực tế ngay trong lớp học. Điều này giúp học sinh nắm vững kiến thức và có khả năng áp dụng vào thực tế. Người học sẽ thực hiện phương pháp này theo từng bước chi tiết như sau:

  • Xác định vấn đề và mục đích của dự án đã lựa chọn
  • Lên kế hoạch cụ thể từng bước cho dự án
  • Thực hiện dự án theo kế hoạch đã soạn
  • Trình bày nội dung của dự án
  • Đánh giá chất lượng của dự án 

Phương pháp dạy học đóng vai

Phương pháp dạy học tích cực thông qua việc đóng vai giúp cho học sinh có sự chủ động trong việc chuẩn bị và tìm hiểu bài học. Bên cạnh đó, việc đóng vai sẽ giúp tạo môi trường học tập thoải mái cũng như khơi gợi sự hứng thú của học sinh đối với bài học. Giáo viên có thể cho các em đóng vai trong nhiều tình huống khác nhau để có cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn về vấn đề.  

Phương pháp dạy học tích cực 5: Phương pháp đóng vai
Nhiều học sinh thích thú với phương pháp giảng dạy – đóng vai

Xem thêm: 10+ cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả nhất

Phương pháp khám phá – WEBQUEST

Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, phương pháp WebQuest cũng chú trọng việc học sinh tự tìm tòi, nghiên cứu phương án cho vấn đề được đưa ra. Tuy nhiên, đặc biệt hơn, đối với phương pháp này, giáo viên sẽ chú trọng vào khả năng tìm kiếm và sàng lọc thông tin trên các nguồn Internet của học sinh. 

Khi áp dụng WebQuest, giáo viên sẽ giới thiệu chủ đề và vấn đề cần giải quyết. Học sinh sẽ tự mình khám phá tình huống và tìm kiếm thông tin qua các liên kết do giáo viên cung cấp. Sau khi đưa ra giải pháp, giáo viên sẽ đánh giá cách thức giải quyết và khả năng phân tích, lựa chọn thông tin của học sinh.

Phương pháp thuyết trình

Trong phương pháp này, học sinh sẽ tiến hành nghiên cứu tài liệu và chia sẻ những thông tin mình tìm hiểu được với tất cả mọi người. Thời gian tìm hiểu có thể là ngay tại lớp hoặc học sinh sẽ có thời gian chuẩn bị trước ở nhà. 

Điều này không chỉ phát triển khả năng tư duy mà còn giúp học sinh chủ động trình bày quan điểm của mình. Thông qua phương pháp thuyết trình, học sinh còn có thể biết thêm các kỹ năng mềm khác như tổng hợp nội dung hay thiết kế trình chiếu bổ trợ cho bài thuyết trình. 

Phương pháp dạy học với sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là phương pháp ghi chép và tổng hợp kiến thức cực kì hiệu quả, giúp học sinh dễ ghi nhớ bài học hơn. Sơ đồ tư duy tận dụng khả năng ghi nhớ hình ảnh của não bộ, giúp chuyển hóa kiến thức khô khan thành hình minh họa sống động. Từ đó, giúp việc ghi nhớ kiến thức trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc chuyển hoá kiến thức thành dạng sơ đồ sẽ giúp người học liên kết các nội dung liên quan một cách nhanh chóng và khoa học.

Phương pháp dạy học tích cực – Sơ đồ tư duy
Học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để diễn đạt nội dung cho bài tập của nhóm

Phương pháp dạy theo góc

Trong phương pháp này, giáo viên sẽ chia phòng học thành các góc nhỏ với mỗi góc là một phương pháp học khác nhau. Thông qua đó, học sinh sẽ có sự chủ động trong việc lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với sở thích của bản thân. 

Ngoài ra, việc tổ chức dạy theo góc giúp tăng tương tác giữa các bạn học sinh và giữa học sinh với giáo viên, giúp tạo môi trường học tập thoải mái, sáng tạo. Phương pháp này còn giúp hình thành một góc nhìn toàn diện về vấn đề cho học sinh thông qua từng góc hoạt động thực tế khác nhau. 

Phương pháp trò chơi

“Học mà chơi – chơi mà học” là phương pháp học tập không chỉ hiệu quả mà còn khơi gợi sự vui vẻ, hứng thú cho học sinh. Đặc biệt phù hợp khi giáo viên hoặc bố mẹ áp dụng trong giai đoạn giáo dục sớm của trẻ. Giáo viên sẽ tiến hành lồng ghép các phần kiến thức vào trong các trò chơi nhỏ. Điều này sẽ đòi hỏi học sinh phải có sự tìm hiểu và tư duy để có thể vượt qua được các trò chơi được đưa ra. 

Các trò chơi phổ biến trong phương pháp này thường liên quan đến giải đố, như rung chuông vàng hoặc hỏi xoay đáp xoáy. Đặc biệt, các trò chơi này còn có thể giúp học sinh tương tác với nhau nhiều hơn nếu được chơi theo nhóm. 

Cách áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy

1. Tập trung vào phương pháp tự học

Phương pháp dạy học tích cực khuyến khích học sinh tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu và chủ động khám phá kiến thức. Việc tập trung vào tự học giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy độc lập, khả năng giải quyết vấn đề, đồng thời tạo ra thói quen học tập chủ động và bền vững.

2. Ứng dụng phương pháp dạy học theo nhóm, tập thể

Học theo nhóm là một cách hiệu quả để thúc đẩy sự hợp tác, tinh thần làm việc nhóm và khả năng giao tiếp của học sinh. Thông qua việc thảo luận, trao đổi ý kiến, trẻ không chỉ học hỏi lẫn nhau mà còn rèn luyện khả năng lắng nghe, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cùng đồng đội.

3. Dạy học thông qua các hoạt động trên lớp

Học sinh chính là trung tâm trong quá trình học tập, và vai trò của giáo viên là định hướng để học sinh tự khai phá kiến thức. Vì vậy, thầy cô cần đưa ra những gợi ý phù hợp với từng mức độ nhận thức, nhằm kích thích khả năng tư duy độc lập, thúc đẩy sự tìm tòi và thảo luận giữa các em. Thông qua việc chủ động tìm kiếm giải pháp, học sinh sẽ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và hiệu quả hơn.

4. Tóm tắt lại những kiến thức trọng điểm đã học

Việc tổng kết, tóm tắt kiến thức cuối buổi học giúp học sinh củng cố lại nội dung đã học và ghi nhớ các điểm trọng tâm. Điều này giúp các em hình thành hệ thống kiến thức rõ ràng và phát triển kỹ năng khái quát, đồng thời đánh giá được mức độ hiểu bài của mình.

Một số kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả

1. Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi

Đây là phương pháp học hỏi và làm việc theo nhóm đôi. Học sinh sẽ rèn luyện được khả năng tự tư duy và làm việc nhóm hiệu quả mà không làm mất trật tự lớp như phương pháp hoạt động nhóm lớn. Kỹ thuật này được tiến hành theo 3 bước tương ứng:

  • THINK – Học sinh sẽ tự suy nghĩ và đưa ra phương án cho các câu hỏi mở mà giáo viên cho
  • PAIR – Học sinh sẽ tiến hành bắt cặp với nhau và cùng nhau thảo luận, phân tích các ý tưởng
  • SHARE – Các nhóm đôi sẽ chia sẻ ý tưởng với nhau, từ đó, cùng nhau rút ra kết luận cuối cùng cho vấn đề.
Kỹ thuật dạy học tích cực - Ký thuật chia sẻ nhóm đôi
Học sinh bắt cặp và lên ý tưởng cho đề tài của nhóm mình

2. Kỹ thuật Kipling

Kỹ thuật Kipling hay còn tên gọi khác là kỹ thuật 5W1H. Giáo viên sẽ tiến hành đưa ra hệ thống các câu hỏi theo thứ tự ngẫu nhiên hoặc một thứ tự ấn định trước với các từ khóa chính là: 

Who (Ai) – What (Cái gì) – Where (Ở đâu) – When (Khi nào) – How (Như thế nào) – Why (Tại sao)

Sau đó, học sinh sẽ tiến hành tìm hiểu và đưa ra câu trả lời tương ứng. Thông qua kỹ thuật này, học sinh sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới để giải quyết vấn đề cũng như hình thành một góc nhìn tổng quát và toàn diện hơn. Kỹ thuật này đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đối với các câu hỏi xoay quanh vấn đề được đề cập trong bài học. 

3. Kỹ thuật KWL

Kỹ thuật KWL là một phương pháp học tập giúp học sinh phát triển khả năng tư duy và tăng cường sự chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. KWL là viết tắt của ba bước chính:

  • K (Know): Trước khi bắt đầu bài học, học sinh sẽ liệt kê những gì họ đã biết về chủ đề đó. Điều này giúp kích thích sự tò mò và tạo nền tảng cho việc học.
  • W (Want to know): Sau đó, học sinh sẽ viết ra những câu hỏi hoặc điều mà họ muốn tìm hiểu thêm trong suốt bài học. Điều này tạo sự hứng thú và hướng dẫn quá trình học.
  • L (Learned): Cuối cùng, sau khi hoàn thành bài học, học sinh sẽ tổng kết lại những điều đã học được và so sánh với những câu hỏi ban đầu, đánh giá mức độ hiểu biết của bản thân.

Phương pháp này giúp học sinh tự đánh giá quá trình học của mình, đồng thời khuyến khích sự khám phá và học hỏi độc lập.

Điều kiện vận dụng các phương pháp dạy học tích cực 

Đối với giáo viên

Để áp dụng thành công các phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần có kiến thức sâu rộng và vững vàng. Việc này không chỉ đòi hỏi sự am hiểu về chuyên môn mà còn yêu cầu giáo viên tham gia thường xuyên các khóa đào tạo, hội thảo để nâng cao kỹ năng giảng dạy, tiếp thu và áp dụng các xu hướng giáo dục mới. Sự linh hoạt trong giảng dạy giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp phù hợp với từng học sinh và hoàn cảnh. Nhờ đó, quá trình truyền đạt kiến thức trở nên hiệu quả hơn.

Đối với học sinh

Học sinh phải có sự chủ động và sáng tạo trong việc ứng dụng linh hoạt các phương pháp học khác nhau. Ngoài ra, học sinh cần phải rèn luyện tính tự giác, đặt mục tiêu rõ ràng để quá trình học tập bằng phương pháp dạy học tích cực được hiệu quả. Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm cũng như kỹ năng thuyết trình là cực kì cần thiết trong quá trình hoạt động nhóm của học sinh.

Vai trò của phía nhà trường

Nhà trường có vai trò định hướng và hỗ trợ triển khai các phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình học. Chính vì vậy, nhà trường phải có sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt những nhu cầu học tập cần thiết của học sinh để đưa ra chương trình phù hợp. 

Ngoài ra, ban điều hành của trường còn phải kiểm soát sát sao việc dạy học của giáo viên để có thể đưa ra những cải cách kịp thời và phù hợp. Với vai trò quan trọng như người dẫn dắt, nhà trường phải cởi mở lắng nghe các góp ý từ giáo viên và học sinh để có sự điều chỉnh phù hợp.

Vai trò của sách giáo khoa

Những chương trình dạy học trong sách giáo khoa thường khá nặng và bao hàm một khối lượng lớn kiến thức cần ghi nhớ. Chính vì vậy, cần giảm bớt kiến thức học thuộc cũng như các kết luận mang tính chủ quan, áp đặt. Thay vào đó, sách giáo khoa nên bổ sung các câu hỏi gợi mở, những phân tích mang tính logic, thực tiễn để thúc đẩy sự hứng thú của học sinh. 

Như tại UK Academy, chương trình giảng dạy được kết hợp giữa chương trình giáo dục Việt Nam với Chương trình Quốc tế Oxford (OIC) nhằm giúp các em phát triển toàn diện. Với phương pháp giáo dục “Niềm vui học tập – The joy of learning”, UK Academy giúp nuôi dưỡng niềm đam mê học tập của các em thông qua các phương pháp dạy học tích cực. Từ đó, giúp các em có định hướng học tập rõ ràng, làm chủ kiến thức và hướng tới một bản thân toàn diện hơn. 

Ngoài ra, UK Academy còn có đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, nhiệt huyết và tận tình để hỗ trợ các em trên chặng đường chinh phục tri thức. Ban điều hành trường UK Academy thường xuyên tổ chức các hoạt động thi đua dạy và học để khuyến khích giáo viên và học sinh nâng cao năng lực. Nhờ vậy, kỹ năng chuyên môn của giáo viên luôn được trau dồi liên tục và học sinh có cơ hội được kiểm tra kiến thức, mài giũa kỹ năng. 

Trên đây là những phân tích về các phương pháp dạy học tích cực thường được áp dụng trong các công tác giảng dạy. Hi vọng, thông qua bài viết này, giáo viên và học sinh sẽ có cho mình sự linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. Từ đó, giúp việc học tập của các em trở thành chặng hành trình chinh phục tri thức đầy thú vị và hứng khởi. 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Trường Quốc tế Huế ưu đãi học phí và miễn phí phí CSVC năm đầu

Trường Quốc tế Song ngữ UK Academy tại Huế

31-03-2025
Phương pháp STEAM được UKA áp dụng trong chương trình giảng dạy

STEAM là gì? Phân biệt giáo dục STEAM và giáo dục STEM

31-03-2025
UK Academy Bình Thạnh được thành lập vào năm 2018 mang đến môi trường giáo dục song ngữ chất lượng, giúp học sinh phát triển toàn diện (Nguồn: UK Academy)

Trường Song Ngữ tại TPHCM uy tín, đáng học nhất – UK Academy

31-03-2025
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non

15 Kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết, ba mẹ nên biết

28-03-2025
Tự lập là khả năng tự chủ trong mọi việc và không quá phụ thuộc vào người khác (Nguồn: UKA)

Tự lập là gì? Biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện tính tự lập

28-03-2025
Các em học sinh mầm non háo hức tham gia giải đố 

129+ Câu đố vui cho trẻ mầm non rèn luyện IQ mỗi ngày

28-03-2025

Nhận bảng tin UKA

Nhận thông tin và hoạt động mới nhất từ chúng tôi