Giáo dục toàn diện là gì? Những yếu tố giáo dục toàn diện cho trẻ
Giáo dục toàn diện là phương pháp dạy và học đang rất phổ biến và được nhiều giáo viên, phụ huynh lựa chọn. Vậy giáo dục toàn diện là gì và tại sao mọi người lại ưa thích phương pháp này đến vậy? Thông qua bài viết này, UK Academy sẽ giải đáp cho các vị phụ huynh định nghĩa cũng như những lợi ích tuyệt vời mà phương pháp giáo dục toàn diện mang lại.
Giáo dục toàn diện cho trẻ là gì?
Trong điều 4 của Bộ luật trẻ em năm 2016, phát triển toàn diện được định nghĩa là sự phát triển đồng thời về trí tuệ, thể chất, tinh thần, đạo đức và cả những mối quan hệ xã hội xung quanh trẻ.
Dựa trên nội dung của điều 4, trách nhiệm của nhà trường và phụ huynh là hỗ trợ cho sự phát triển trên mọi phương diện này của trẻ thông qua những phương pháp hỗ trợ phù hợp. Ngoài ra, sự phát triển toàn diện của trẻ cũng thúc đẩy sự hình thành của những thói quen tư duy, lối sống, kỹ năng lành mạnh và đóng vai trò cực kì quan trọng trong cuộc sống sau này của trẻ.

>> Xem thêm:
- 10 phương pháp dạy học tích cực thành công, hiệu quả nhất hiện nay
- 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non phụ huynh nên biết
Lợi ích khi giáo dục toàn diện cho trẻ em
Giáo dục toàn diện là phương pháp rất được ưa chuộng hiện nay nhờ vào những lợi ích vượt trội mà nó mang lại cho sự phát triển của trẻ:
- Thúc đẩy sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ, rèn luyện sự tự tin, lạc quan và tinh thần dám đương đầu với khó khăn để học hỏi thêm nhiều kiến thức mới.
- Hình thành và phát triển tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ.
- Xây dựng tâm lý vững vàng, hạn chế những tác động tiêu cực từ yếu tố bên ngoài đến tâm lý của trẻ.
- Hỗ trợ xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc cho trẻ, cải thiện khả năng tư duy và thành tích học tập.

>> Tham khảo:
- Tự lập là gì? Biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện tính tự lập
- 8 loại năng khiếu thiên phú giúp trẻ phát triển toàn diện
6 yếu tố giáo dục toàn diện cho trẻ cần chú trọng
Khi tiến hành phương pháp giáo dục toàn diện, có 6 yếu tố cốt lõi chi phối mức độ hiệu quả mà phương pháp này mang lại:
1. Cảm xúc
Khi tiến hành giáo dục toàn diện, cảm xúc là một yếu tố vô cùng quan trọng mà các bậc cha mẹ cần phải lưu ý. Trẻ cần phải thể hiện được những cảm xúc cơ bản như vui, buồn, giận,…đồng thời, rèn luyện cách tiết chế và kiểm soát một cách an toàn, hiệu quả và lành mạnh.
2. Trí tuệ
Để giúp trẻ phát trẻ toàn diện, trí tuệ và tư duy là điều các cha mẹ nên chú trọng phát triển cho trẻ. Việc tăng cường những trò chơi liên quan đến toán học và logic như đếm số, so sánh, đo lường,…sẽ giúp kích thích tư duy của trẻ, thúc đẩy não bộ phát triển. Ngoài ra, những trò chơi này là bước đệm đầu tiên để giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, hình thành và phát triển tư duy logic cho trẻ.
3. Tinh thần
Tinh thần là yếu tố quan trọng chi phối mức độ hiệu quả của các phương pháp giáo dục toàn diện. Với một tinh thần thoải mái, trẻ sẽ tìm tòi, khám phá và tiếp thu tri thức một cách chủ động và đầy say mê. Ngoài ra, tinh thần thoải mái còn thúc đẩy sự phát triển của khả năng tư duy và trí sáng tạo của bé. Để xây dựng và duy trì tinh thần thoải mái này, giáo viên và phụ huynh phải luôn lắng nghe và chia sẻ thoải mái với trẻ, xây dựng cầu nối cảm xúc tích cực và bền vững với con.

4. Kỹ năng xã hội
Cách tốt nhất để rèn luyện những kỹ năng xã hội cho trẻ là thông qua quá trình kết nối với mọi người xung quanh. Sự gắng kết này nên bắt đầu với những người thân trong gia đình để trẻ có thể dễ dàng làm quen trước khi xây dựng mối quan hệ với bạn bè và thầy cô. Thông qua sự liên kết về mặt cảm xúc này, trẻ sẽ học được cách ứng xử phù hợp, phân biệt giữa đúng – sai và những nguyên tắc trong giao tiếp xã hội. Các hoạt động như cùng nhau ăn cơm, cùng vui chơi với gia đình và bạn bè tưởng chừng như đơn giản nhưng lại cho hiệu quả rất tốt trong việc rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ.
>> Tìm hiểu thêm:
- 15 Kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết, ba mẹ nên biết
- Giáo dục giới tính cho trẻ cần lưu ý gì? Cách thực hiện hiệu quả
5. Khả năng nhận thức
Để tăng cường sự phát triển về nhận thức cho trẻ, các bậc phụ huynh cần phải thường xuyên cho con tham gia các hoạt động tiếp thu tri thức. Tuy nhiên, ở độ tuổi càng nhỏ, khả năng tập trung của trẻ sẽ càng kém, do đó, cha mẹ nên thay đổi linh hoạt giữa những hoạt động này với nhau để tránh khiến con chán nản:
- Tham gia các hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
- Tìm tòi và rèn luyện phản xạ với các kích thích từ môi trường.
- Trau dồi vốn từ vựng và khả năng giao tiếp của trẻ.
- Tập cho trẻ cách sắp xếp trật tự các từ trong câu sao cho đúng ngữ pháp và có nghĩa.
- Dạy trẻ cách đếm số, về kích thước và hình dạng của những đồ vật quen thuộc.
- Tập thói quen đọc sách cho trẻ từ khi còn nhỏ.
6. Thể chất
Bên cạnh tri thức và cảm xúc, trẻ cũng cần duy trì và phát triển một sức khỏe tốt. Vì thể chất không chỉ giúp các em có đủ sức vui chơi và khám phá mà còn cho phép con được thoải mái đương đầu với thử thách. Tuỳ vào từng độ tuổi khác nhau mà trẻ sẽ có những bài tập, những kỹ năng vận động phù hợp. Do vậy, cha mẹ cần hiểu rõ về từng giai đoạn phát triển của trẻ, đồng thời, xây dựng một chế độ ăn lành mạnh cho con. Ngoài ra, để tăng sức đề kháng và rèn luyện sức bền cho trẻ, phụ huynh nên thoải mái hơn trong việc cho phép con được tự do vui chơi ngoài trời.

Phương pháp giáo dục toàn diện cho trẻ nhỏ
Hành trình giáo dục toàn diện cho trẻ được tiến hành thông qua sự kết hợp của rất nhiều hoạt động khác nhau. Sau đây là một số phương pháp giáo dục toàn diện được áp dụng nhiều nhất:
1. Tham gia các hoạt động tại trường và ngoài xã hội
Tại một số trường, tiêu biểu nhất là UK Academy, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm thúc đẩy sự phát triển thể chất và kỹ năng xã hội cho các bé. Ngoài ra, trường còn tổ chức những chương trình tình nguyện, hoạt động bảo vệ môi trường hay những buổi tham quan để các con có cơ hội tiếp xúc và mở rộng tri thức.
2. Kết hợp học tập với trải nghiệm thực tế
Học tập kết hợp trải nghiệm là phương pháp giáo dục nhằm “hình ảnh hoá” những lý thuyết khô khan, giúp các con dễ dàng ghi nhớ và tiếp thu kiến thức. Ngoài ra, cách kết hợp này cũng giúp trẻ hình dung phương pháp áp dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống hàng ngày một cách hiệu quả nhất.
>> Có thể bố mẹ quan tâm:
- Phương pháp giáo dục Montessori là gì? Đặc trưng, ưu điểm chi tiết
- Giáo dục STEM ở tiểu học: Mục đích, yêu cầu, mô hình giáo dục stem ở tiểu học
3. Tăng cường vận động qua các trò chơi thể chất
Thể chất là yếu tố quan trọng nhất và cần được trau dồi, rèn luyện hàng ngày. Cha mẹ có thể giúp trẻ tăng cường sức khỏe thông qua các hoạt động vui chơi lành mạnh tại các khu vui chơi hoặc thông qua các lớp học dạy kỹ năng mềm như bơi lội, bóng đá, cầu lông,…Nhờ đó, không chỉ rèn luyện sức khoẻ cho con mà còn hình thành thói quen rèn luyện thể chất lành mạnh và đều đặn cho trẻ.

4. Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ cho trẻ
Giai đoạn từ 2-3 tuổi là thời điểm vàng để phát triển ngôn ngữ của trẻ. Lúc này, trẻ có khả năng ghi nhớ vô cùng nhanh, kết hợp với việc lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, sẽ thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Với xu hướng “hội nhập toàn cầu”, việc bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ, đặc biệt là song ngữ Việt – Anh, là vô cùng cần thiết cho hành trình học tập sau này của con.
5. Khuyến khích trẻ học tập một cách chủ động
Các phương pháp giáo dục toàn diện luôn đề cao sự chủ động học tập của người học. Do đó, khi thực hiện phương pháp này, ba mẹ chỉ nên hướng dẫn trẻ những điều cần thiết và cho phép con tự quyết định học theo phương pháp nào, học bao lâu, học như nào cho hiệu quả. Điều này không chỉ duy trì sự hứng thú của trẻ mà còn rèn luyện sự tự giác và tính tích cực trong học tập của con.
6. Kích thích tư duy qua các câu chuyện
Sách truyện là nguồn tư liệu dồi dào và quý báu, đóng vai trò cực kì quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Những câu chuyện này không chỉ giúp trau dồi vốn từ vựng mà còn hàm chứa những bài học quý giá và sâu sắc. Tuỳ vào từng độ tuổi mà ba mẹ có cách cho trẻ tiếp cận với sách truyện phù hợp để duy trì sự hứng thú của con với việc đọc sách và duy trì khả năng tập trung của bé.
7. Ghi nhận và khen thưởng cho sự cố gắng của trẻ
Mỗi khi trẻ nỗ lực làm một điều gì đó, cha mẹ nên dành lời khen và sự ghi nhận dành cho con. Những điều này sẽ tạo thành nguồn động lực cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời, nuôi dưỡng sự tự tin và khả năng sáng tạo của con. Khi khen thưởng, phụ huynh cũng nên dành lời khen một cách cụ thể để thể hiện sự ghi nhận đối với nỗ lực của con trong một việc nào đó.

Lưu ý khi giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non
Giáo dục toàn diện cho trẻ là trách nhiệm chung của nhà trường, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để quá trình giáo dục toàn diện đạt được hiệu quả như mong muốn, cần lưu ý một số điều sau:
- Môi trường vui chơi thoải mái
Có một số hành động tưởng chừng như vô hại của cha mẹ nhưng thực chất lại đang kiểm soát hoạt động vui chơi của con. Không ít các bậc phụ huynh đã có lần cấm con ra ngoài chơi khi trời trở lạnh hay hướng dẫn con cách chơi món đồ chơi mới mà không cho con tự mày mò, tìm tòi. Những hành động này ngăn cản trí sáng tạo, làm giảm khả năng tư duy và niềm yêu thích khám phá ở trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển toàn diện của bé. Do đó, cha mẹ nên đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình vui chơi còn hoạt động giải trí hãy cho phép bé tự lựa chọn.
- Hoà nhập với thiên nhiên
Thiên nhiên luôn chứa nhiều bí ẩn thú vị và là nguồn tri thức quý giá dành cho trẻ. Vì vậy, cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm và hoà mình vào thiên nhiên sẽ giúp con có cơ hội được tự do khám phá và học hỏi. Tuy nhiên, một số ba mẹ lại vì quá bảo bọc con, sợ con trầy xước chân tay khi chơi nên hạn chế việc con hòa mình với thiên nhiên. Nhưng phụ huynh không biết được rằng, chính việc hạn chế này lại tước đi cơ hội khám phá, tìm tòi và học hỏi của con. Do đó, cần khuyến khích trẻ hòa mình với thiên nhiên nhiều hơn để con có cơ hội được phát huy và trau dồi thêm khả năng của chính mình. Nhờ đó, quá trình phát triển toàn diện của con cũng trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Khi nào nên giáo dục toàn diện cho bé
Không có thời gian lý tưởng nào để cho trẻ tiếp xúc với phương pháp giáo dục toàn diện, do đó, cha mẹ có thể cho trẻ bắt đầu chương trình giáo dục toàn diện ở bất kì độ tuổi nào. Tuy nhiên, càng bắt đầu giáo dục sớm sẽ càng có lợi cho trẻ vì lúc này việc hình thành những thói quen tốt và thay đổi những tật xấu vẫn còn khá dễ dàng. Ngoài ra, việc cho trẻ tiếp xúc với giáo dục toàn diện từ sớm sẽ giúp hình thành nền tảng phát triển vững vàng, thúc đẩy quá trình tiếp thu thông qua phương pháp giáo dục toàn diện của bé.

Trường Quốc Tế Song ngữ UKA giúp trẻ phát triển toàn diện
Trường mầm non Quốc tế Song ngữ UK Academy là một phần của hệ thống trường liên cấp từ Mầm non đến Trung học phổ thông, cung cấp các kiến thức với phương pháp giáo dục chuẩn quốc tế. Tại đây, các em sẽ được tiếp nhận chương trình giáo dục kết hợp giữa khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) và chương trình Quốc tế Oxford (OIC), được thiết kế nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện.
Với các phương pháp giáo dục được áp dụng dựa trên triết lý “The joy of learning – Niềm vui học tập”, các bé sẽ nhận được chương trình giáo dục từ sớm, nhằm kích thích phát triển não bộ và hình thành tư duy cho trẻ. Tại UK Academy, các em sẽ được giảng dạy thông qua những hoạt động thú vị, tiên tiến nhằm kích thích học tập bằng tất cả các giác quan, giúp trẻ phát triển tư duy logic, phát triển não bộ cũng như thúc đẩy rèn luyện thể chất, nhận thức và cảm xúc. Đây cũng chính là chương trình học được thiết kế riêng để hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ.
>> Tìm hiểu thêm:
- Top 5 trường tiểu học song ngữ chất lượng, uy tín
- Top 7 trường mầm non quốc tế chất lượng
Giáo dục toàn diện là phương pháp dạy học cực kì hiệu quả, giúp trẻ phát triển đầy đủ tư duy, nhận thức, thể chất và tình cảm. Hy vọng, nhờ bài viết này của UKA mà ba mẹ đã có thêm sự lựa chọn về phương pháp dạy học phù hợp nhất cho sự phát triển của con em.