Cách học tốt môn Ngữ văn giúp học sinh tự tin đạt điểm cao
Ngữ văn là môn học bắt buộc trong chương trình học của Bộ giáo dục & Đào tạo, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy và bồi dưỡng nhân cách. Tuy nhiên, nhiều em học sinh thường gặp khó khăn và thiếu hứng thú khi tiếp cận. Vậy làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn? Bài viết hôm nay, UK Academy sẽ giúp quý phụ huynh, giáo viên, học sinh tìm ra phương pháp học tập hiệu quả và sự yêu thích đối với môn học này.
Vì sao học giỏi môn Ngữ văn quan trọng với học sinh?
Nếu môn Toán giúp rèn luyện tư duy logic và khả năng phân tích con số, thì môn Ngữ văn giúp các em học sinh nuôi dưỡng tâm hồn, định hướng nhân cách. Ngữ văn không chỉ là môn học xoay quanh về ngôn từ hay bảng chữ cái tiếng Việt, mà còn là hành trình khám phá chính mình và thế giới xung quanh. Thông qua việc tiếp cận các tác phẩm văn học, các em sẽ được rèn luyện cách nhìn nhận cuộc sống một cách sâu sắc hơn, học cách đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh, trân trọng những hành động đẹp đẽ và hiểu được giá trị của chân – thiện – mỹ.
Chính vì lẽ đó, từ bao đời nay, việc học Văn luôn giữ vị trí chủ đạo trong chương trình dạy và học. Cùng với Toán học, Văn học góp phần giúp học sinh phát triển cả trí tuệ lẫn tâm hồn tạo nền tảng vững chắc để vươn tới thành công trong tương lai.
Một trong những câu hỏi mà nhiều quý phụ huynh đặt ra là làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn. Để đạt được điều này, việc tìm ra các phương pháp dạy học tích cực là rất quan trọng. Tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây.

Cách học Ngữ văn hiệu quả giúp học sinh tự tin đạt điểm cao
1. Thay đổi quan điểm về văn học
Không ít học sinh hiện nay có xu hướng thờ ơ với môn Ngữ văn vì cho rằng đây môn học dài dòng, nhàm chán hoặc tự cảm thấy bản thân không có năng khiếu, thiếu hứng thú. Chính những suy nghĩ lệch lạc ấy vô tình khiến các em bỏ lỡ những giá trị sâu sắc mà Văn học mang lại, từ đó kìm hãm sự phát triển của các em.
Vậy nên, một trong những cách học văn giỏi chính là thay đổi cách nhìn nhận. Học sinh cần tiếp cận Văn học với một tâm thế cởi mở và tích cực, nhận thức rõ rằng đây không chỉ là một môn học về chữ nghĩa, mà còn là hành trình khám phá tâm hồn, cảm xúc và giá trị sống. Quan trọng hơn, ai cũng có thể học tốt môn Văn nếu có phương pháp phù hợp và sự chăm chỉ.
Khác với những môn khoa học tự nhiên như Toán học, khi mất gốc sẽ rất khó để nắm bắt lại kiến thức, môn Ngữ văn mang đến cơ hội khác biệt. Môn học này cho phép học sinh bắt đầu lại từ đầu và từng bước xây dựng lại nền tảng kiến thức của mình thông qua việc lắng nghe, đọc hiểu và rèn luyện tư duy cảm thụ. Chỉ cần có sự kiên trì và yêu thích, các em hoàn toàn có thể từng bước cải thiện và đạt kết quả tốt trong môn học này.

>> Xem thêm:
- Toán tư duy là gì? Học toán tư duy có tốt không?
- 8 loại năng khiếu thiên phú giúp trẻ phát triển toàn diện
2. Không quá phụ thuộc vào sách tham khảo
Việc soạn bài trước khi đến lớp không chỉ giúp học sinh chủ động hơn trong việc thảo luận và trả lời các câu hỏi trên lớp mà còn tạo điều kiện để các em dễ dàng tiếp thu kiến thức mới. Tương tự như triết lý của phương pháp Montessori, việc học cần xuất phát từ sự chủ động và khám phá cá nhân thay vì thụ động tiếp nhận. Mặc dù sách tham khảo là nguồn tài liệu phong phú, cung cấp nhiều giải pháp hữu ích, nhưng nếu học sinh quá phụ thuộc vào chúng, sẽ dẫn đến việc mất khả năng tư duy độc lập,, không hiểu sâu bản chất bài học và dễ dàng thiếu sáng tạo.
Vì vậy, học sinh nên viết văn dựa trên chính suy nghĩ và cảm nhận cá nhân của mình, sau đó tham khảo sách mẫu để bổ sung và làm phong phú thêm các ý tưởng đã được phát triển trước đó. Sử dụng sách tham khảo không phải là điều xấu, nhưng việc lựa chọn và ứng dụng chúng một cách khoa học sẽ là cách học văn hiệu quả, giúp học sinh đạt được hiệu quả học tập tối ưu trong môn Ngữ văn.
3. Tập trung nghe giảng, ghi chép đầy đủ nội dung bài học
Nhiều học sinh thường có thói quen sử dụng tai nghe, ăn uống hoặc làm việc riêng trong khi học Văn để giảm cảm giác buồn ngủ. Tuy nhiên, những thói quen này sẽ làm giảm khả năng tập trung, khiến các em bỏ lỡ những chi tiết quan trọng và làm gián đoạn mạch cảm xúc trong bài học. Việc tập trung nghe giảng không chỉ giúp học sinh tiếp thu đầy đủ nội dung mà còn tạo điều kiện để giáo viên có thể truyền đạt kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Ngoài việc lắng nghe thầy cô giảng bài, học sinh cũng nên chủ động ghi chép lại những ý chính mà giáo viên nhấn mạnh. Đây chính là cách học văn giỏi, giúp học sinh phát triển khả năng tiếp thu và cảm nhận môn học một cách hiệu quả.

>> Tham khảo:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Quy trình 7 bước giải quyết vấn đề
- Giáo dục sớm là gì? Lợi ích và phương pháp giáo dục sớm cho trẻ
4. Tự tin phát biểu tích cực trong giờ học Văn
Làm thế nào để học tốt môn ngữ Văn? Một trong những cách hiệu quả là khuyến khích các em mạnh dạn tham gia phát biểu trong giờ học. Việc này không chỉ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc, ghi nhớ lâu hơn mà còn giúp các em tránh được cảm giác nhàm chán, buồn ngủ trong lớp. Nếu có phần nào chưa hiểu, các bậc phụ huynh, giáo viên nên động viên các em giơ tay hỏi thầy cô để làm sáng tỏ vấn đề.
Tại trường UKA, các giáo viên luôn chú trọng và tạo điều kiện cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo trong lớp học. Trường luôn khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động nhóm, thảo luận và thể hiện bản thân, giúp học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn yêu thích bộ môn Văn học hơn.

5. Gạch dưới ý chính, sử dụng sơ đồ tư duy ngắn gọn
Việc đánh dấu những nội dung trọng tâm trong bài học không chỉ giúp học sinh nắm bắt được cốt lõi kiến thức mà còn tạo nền tảng vững chắc để phân tích và cảm thụ tác phẩm sâu sắc hơn, đặc biệt đối với môn Ngữ Văn, nơi đòi hỏi sự kết hợp giữa tư duy logic và cảm xúc.
Để hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học, học sinh có thể áp dụng sơ đồ tư duy (sơ đồ cây) trong quá trình xây dựng dàn ý. Trong sơ đồ này, ý chính đóng vai trò là trung tâm, còn các ý phụ và chi tiết triển khai sẽ tỏa ra như những nhánh cây. Mặc dù Văn học thiên về cảm xúc, nhưng nếu bài viết chỉ giàu cảm nhận mà thiếu mạch lạc và cấu trúc rõ ràng, học sinh sẽ khó đạt điểm cao.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy không chỉ là cách học văn giỏi mà còn là phương pháp tư duy hiệu quả được áp dụng rộng rãi trong nhiều môn học khác. Tại UKA, phương pháp này được các thầy cô tích cực triển khai nhằm giúp học sinh hình thành tư duy hệ thống, từ đó tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo và lâu dài.

6. Học với tâm thế thoải mái
Ngữ Văn là môn học giàu cảm xúc, đòi hỏi sự rung cảm hơn là ghi nhớ máy móc. Vì vậy, để học tốt, học sinh cần tiếp cận môn Văn với tâm thế nhẹ nhàng, không áp lực.
Phụ huynh và giáo viên nên tạo điều kiện để các em học bằng sự hứng thú, không nên ép buộc hay nhồi nhét. Hãy khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân trong bài viết. Đây chính điều đó sẽ giúp các em học sâu, nhớ lâu và yêu Văn học một cách tự nhiên.

7. Đọc sách và tìm hiểu tài liệu liên quan đến văn học
Việc đọc các tác phẩm trong chương trình học đến những tài liệu mở rộng là một trong những cách học Ngữ văn hiệu quả, giúp học sinh dần hình thành khả năng cảm thụ và phân tích sâu sắc. Tuy nhiên, thay vì đọc dàn trải dễ gây nhàm chán, học sinh nên tập trung khai thác từng tác phẩm cụ thể trong khoảng thời gian từ 30 phút – 1 tiếng, sau đó đọc lại để ghi nhớ những chi tiết quan trọng, lời thoại nổi bật hay các lớp ý nghĩa ẩn sâu trong từng câu chữ.
Một cách học văn tốt giúp việc đọc trở nên có chiều sâu hơn là vận dụng mô hình 5W1H – What, When, Where, Why, Who, How. Khi đọc, hãy tự đặt câu hỏi:
- Tác phẩm nói về điều gì?
- Viết trong hoàn cảnh nào?
- Ai là người kể chuyện?
- Vì sao nhân vật hành động như vậy?
Cách tiếp cận này sẽ mở rộng góc nhìn, giúp học sinh hiểu rõ hơn về tác giả, bối cảnh cũng như thông điệp của từng tác phẩm.

>> Tìm hiểu thêm:
- Giáo dục STEM ở tiểu học: Mục đích, yêu cầu, mô hình giáo dục stem ở tiểu học
- STEAM là gì? Phân biệt giáo dục STEAM và giáo dục STEM
8. Rèn luyện tính tự giác trong quá trình học
Đáp án cuối cùng cho câu hỏi “Làm thế nào để học tốt môn Ngữ Văn?” chính là rèn luyện tính tự giác trong học tập. Việc học qua loa, đối phó sẽ rất khó có thể xây dựng được nền tảng kiến thức vững chắc. Văn học cũng vậy, muốn viết tốt, cảm thụ sâu, học sinh cần chủ động luyện viết, đọc thêm và tự mình khám phá những giá trị trong từng tác phẩm.
Giống như câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn”, sự kiên trì và chủ động mỗi ngày sẽ giúp học sinh tiến bộ rõ rệt, hình thành kỹ năng và nuôi dưỡng tình yêu đối với môn học giàu cảm xúc này. Qua đó, các em cũng dần hiểu được tự lập là gì, khi biết tự mình nỗ lực và không ngừng hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập.
Hy vọng bài viết chia sẻ từ UK Academy về chủ đề “Làm thế nào để học tốt môn Ngữ Văn” sẽ mang đến cho quý phụ huynh, giáo viên và học sinh những phương pháp học tập hiệu quả, đồng thời khơi dậy niềm hứng thú và đam mê với môn Ngữ Văn.

>> Có thể bố mẹ quan tâm:
- 10 cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả nhất
- 129+ Câu đố vui cho trẻ mầm non rèn luyện IQ mỗi ngày
Nếu quý phụ huynh quan tâm đến các chương trình học song ngữ và phương pháp giảng dạy tiên tiến tại UK Academy, hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của trường để nhận được sự hỗ trợ tận tình:
- Website: https://uka.edu.vn/
- Hotline: 0772 666 988 – 028 7302 5588
- Email: info@uka.edu.vn